Quảng bá những màu sắc sinh động “Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận” đến với thế giới
22:08, ngày 09-09-2016
TCCSĐT - Đó là một trong những điểm nhấn quan trọng của Hội chợ Du lịch Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 12 năm 2016 diễn ra từ ngày 8 đến ngày 10-9-2016 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài Gòn thuộc quận 7 Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo Ban Tổ chức, Hội chợ Du lịch Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh (ITE HCMC) là một trong những sự kiện thường niên được tổ chức định kỳ vào tháng 9 hằng năm. Đây là sự kiện tiêu biểu của ngành du lịch Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, với mục đích quảng bá, xúc tiến và thu hút khách du lịch đến Việt Nam, qua đó góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, trong đó có thành phố mang tên Bác đến với thế giới.
Qua 11 năm tổ chức, với sự ủng hộ nhiệt tình và tinh thần hợp tác của các quốc gia Tiểu vùng sông Mê Kông, ITE HCMC đã trở thành thương hiệu chung của 5 quốc gia Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan với chủ đề “Năm quốc gia - Một điểm đến”. Bên cạnh mối liên kết giữa 5 quốc gia, đại diện với 5 thành phố là các trung tâm du lịch lớn của khu vực như: Hồ Chí Minh, Băngkok, Phnôm Pênh, Viêng Chăn và Yangon còn có sự liên kết trong phát triển du lịch. Thông qua đó, sự kiện này còn thắt chặt hơn mối quan hệ thân thiết, hữu nghị giữa các quốc gia Tiểu vùng sông Mêkông và tăng cường giao lưu hợp tác với các thành phố du lịch trọng điểm trong và ngoài khu vực. ITE HCMC năm 2016 được mở rộng về số lượng và chất lượng, thu hút khoảng 280 gian hàng, bởi sự tham gia của các hãng hàng không, khách sạn và khu nghỉ dưỡng, các công ty lữ hành và đại diện du lịch từ các quốc gia như Campuchia, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Malaysia, Myanmar, Hà Lan, Philippines, Nga, Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất, Việt Nam và nhiều quốc gia khác, cùng với sự tham gia của các doanh nghiệp từ 30 tỉnh/thành của Việt Nam. Vì vậy, ITE HCMC 2016 sẽ là sân chơi hiệu quả cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham dự để cùng trao đổi, thảo luận và hợp tác về thị trường du lịch tại Việt Nam, Khu vực Mê Kông và các quốc gia trên thế giới.
Phó Giám đốc Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Trưởng Ban Tổ chức ITE HCMC Nguyễn Thị Ánh Hoa cho biết: Số lượng người mua và người bán tại ITE HCMC năm nay tăng thêm 15%. Qua đó, người mua, khách thương mại và khách tham quan sẽ có nhiều cơ hội đạt được mục tiêu của mình trong việc tìm ra những điểm đến hấp dẫn, những hoạt động du lịch thú vị cũng như các gói du lịch hấp dẫn. Và, ITE HCMC sẽ là điểm hẹn của các sáng kiến và hành động thiết thực đối với ngành du lịch các quốc gia; hướng đến xây dựng và quảng bá hình ảnh “Năm quốc gia - Một điểm đến” gồm: Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam với những thế mạnh riêng cũng như sự đa dạng về tự nhiên, lịch sử và văn hóa mỗi nước.
Trong khuôn khổ Hội chợ, các quốc gia trong khu vực sẽ phối hợp xây dựng giải pháp và kế hoạch hành động về phát triển du lịch có trách nhiệm; tạo cơ sở để mỗi nước trong khu vực tiếp tục khẳng định là một điểm đến du lịch hấp dẫn với chất lượng sản phẩm, dịch vụ không ngừng được nâng cao, mang tính bền vững, hướng tới phát triển kinh tế mỗi nước và của cả khu vực. Cụ thể là: Hội thảo giới thiệu du lịch MICE Thành phố Hồ Chí Minh (dành cho người mua và báo chí Quốc tế) sẽ giới thiệu cụ thể và sinh động về những thế mạnh độc đáo về du lịch MICE tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo giới thiệu thị trường khách du lịch Mỹ và Canada và hội thảo giới thiệu thị trường khách du lịch Úc và New Zealand sẽ đặt nền tảng quan trọng trong việc tiếp cận thị trường khách trọng điểm giàu tiềm năng Mỹ, Canada, Úc và New Zealand. Đồng thời, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm cho các doanh nghiệp du lịch đã và đang khai thác thị trường khách trọng điểm giàu tiềm năng này để xây dựng Việt Nam - Thành phố Hồ Chí Minh trở thành điểm đến thu hút khách du lịch từ các thị trường trên trong thời gian tới. Tọa đàm hợp tác phát triển du lịch các nước thuộc liên minh kinh tế Á - Âu sẽ thảo luận những giải pháp trọng tâm nhằm đẩy mạnh hợp tác du lịch Việt Nam và các thị trường khách du lịch nói tiếng Nga trong thời gian tới và hội thảo giới thiệu kinh nghiệm ứng dụng các công cụ truyền thông trực tuyến trong du lịch như mạng xã hội, newsletter, blog...
Cũng tại Hội chợ, Ban Tổ chức sẽ trao Giải thưởng Du lịch Quốc tế Mekong (Mekong Tourism Alliance Awards - MTAA) năm 2016. Giải thưởng năm nay gồm 8 hạng mục: Hãng hàng không xuất sắc của năm; Nhà điều hành du lịch Outbound xuất sắc của năm; Nhà điều hành du lịch Inbound xuất sắc của năm; Khách sạn 5 sao xuất sắc của năm; Khu nghỉ dưỡng xuất sắc của năm; Trang mạng thương mại điện tử du lịch xuất sắc của năm; Lễ hội của năm; Chương trình quảng bá điểm đến du lịch trên truyền hình của năm. Giải thưởng là sự kiện thường niên được tổ chức trong khuôn khổ của Hội chợ nhằm ghi nhận và vinh danh các thành tựu nổi bật, những cống hiến của các doanh nghiệp ngành du lịch cho sự phát triển của thương hiệu du lịch 5 quốc gia thuộc khu vực tiểu vùng sông Mekong (Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam). Giải thưởng còn góp phần khuyến khích các tổ chức, cơ quan xúc tiến du lịch, các doanh nghiệp nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động du lịch trong khu vực.
Đánh giá về Hội chợ Du lịch Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh, ông Jack Wei, Tổng Giám đốc, Công ty Informa Exhibitions cho rằng: Năm nay, ITE HCMC vô cùng đặc biệt khi mà chúng tôi lần đầu tiên tiếp đón các blogger quốc tế hàng đầu về du lịch đến từ Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Na Uy và Anh. Họ sẽ chia sẻ trải nghiệm trên các phương tiện truyền thông xã hội, nhằm quảng bá vẻ đẹp độc đáo của Việt Nam đến với thế giới, mang đến những màu sắc sinh động cho “Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận”./.
Qua 11 năm tổ chức, với sự ủng hộ nhiệt tình và tinh thần hợp tác của các quốc gia Tiểu vùng sông Mê Kông, ITE HCMC đã trở thành thương hiệu chung của 5 quốc gia Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan với chủ đề “Năm quốc gia - Một điểm đến”. Bên cạnh mối liên kết giữa 5 quốc gia, đại diện với 5 thành phố là các trung tâm du lịch lớn của khu vực như: Hồ Chí Minh, Băngkok, Phnôm Pênh, Viêng Chăn và Yangon còn có sự liên kết trong phát triển du lịch. Thông qua đó, sự kiện này còn thắt chặt hơn mối quan hệ thân thiết, hữu nghị giữa các quốc gia Tiểu vùng sông Mêkông và tăng cường giao lưu hợp tác với các thành phố du lịch trọng điểm trong và ngoài khu vực. ITE HCMC năm 2016 được mở rộng về số lượng và chất lượng, thu hút khoảng 280 gian hàng, bởi sự tham gia của các hãng hàng không, khách sạn và khu nghỉ dưỡng, các công ty lữ hành và đại diện du lịch từ các quốc gia như Campuchia, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Malaysia, Myanmar, Hà Lan, Philippines, Nga, Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất, Việt Nam và nhiều quốc gia khác, cùng với sự tham gia của các doanh nghiệp từ 30 tỉnh/thành của Việt Nam. Vì vậy, ITE HCMC 2016 sẽ là sân chơi hiệu quả cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham dự để cùng trao đổi, thảo luận và hợp tác về thị trường du lịch tại Việt Nam, Khu vực Mê Kông và các quốc gia trên thế giới.
Phó Giám đốc Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Trưởng Ban Tổ chức ITE HCMC Nguyễn Thị Ánh Hoa cho biết: Số lượng người mua và người bán tại ITE HCMC năm nay tăng thêm 15%. Qua đó, người mua, khách thương mại và khách tham quan sẽ có nhiều cơ hội đạt được mục tiêu của mình trong việc tìm ra những điểm đến hấp dẫn, những hoạt động du lịch thú vị cũng như các gói du lịch hấp dẫn. Và, ITE HCMC sẽ là điểm hẹn của các sáng kiến và hành động thiết thực đối với ngành du lịch các quốc gia; hướng đến xây dựng và quảng bá hình ảnh “Năm quốc gia - Một điểm đến” gồm: Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam với những thế mạnh riêng cũng như sự đa dạng về tự nhiên, lịch sử và văn hóa mỗi nước.
Trong khuôn khổ Hội chợ, các quốc gia trong khu vực sẽ phối hợp xây dựng giải pháp và kế hoạch hành động về phát triển du lịch có trách nhiệm; tạo cơ sở để mỗi nước trong khu vực tiếp tục khẳng định là một điểm đến du lịch hấp dẫn với chất lượng sản phẩm, dịch vụ không ngừng được nâng cao, mang tính bền vững, hướng tới phát triển kinh tế mỗi nước và của cả khu vực. Cụ thể là: Hội thảo giới thiệu du lịch MICE Thành phố Hồ Chí Minh (dành cho người mua và báo chí Quốc tế) sẽ giới thiệu cụ thể và sinh động về những thế mạnh độc đáo về du lịch MICE tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo giới thiệu thị trường khách du lịch Mỹ và Canada và hội thảo giới thiệu thị trường khách du lịch Úc và New Zealand sẽ đặt nền tảng quan trọng trong việc tiếp cận thị trường khách trọng điểm giàu tiềm năng Mỹ, Canada, Úc và New Zealand. Đồng thời, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm cho các doanh nghiệp du lịch đã và đang khai thác thị trường khách trọng điểm giàu tiềm năng này để xây dựng Việt Nam - Thành phố Hồ Chí Minh trở thành điểm đến thu hút khách du lịch từ các thị trường trên trong thời gian tới. Tọa đàm hợp tác phát triển du lịch các nước thuộc liên minh kinh tế Á - Âu sẽ thảo luận những giải pháp trọng tâm nhằm đẩy mạnh hợp tác du lịch Việt Nam và các thị trường khách du lịch nói tiếng Nga trong thời gian tới và hội thảo giới thiệu kinh nghiệm ứng dụng các công cụ truyền thông trực tuyến trong du lịch như mạng xã hội, newsletter, blog...
Cũng tại Hội chợ, Ban Tổ chức sẽ trao Giải thưởng Du lịch Quốc tế Mekong (Mekong Tourism Alliance Awards - MTAA) năm 2016. Giải thưởng năm nay gồm 8 hạng mục: Hãng hàng không xuất sắc của năm; Nhà điều hành du lịch Outbound xuất sắc của năm; Nhà điều hành du lịch Inbound xuất sắc của năm; Khách sạn 5 sao xuất sắc của năm; Khu nghỉ dưỡng xuất sắc của năm; Trang mạng thương mại điện tử du lịch xuất sắc của năm; Lễ hội của năm; Chương trình quảng bá điểm đến du lịch trên truyền hình của năm. Giải thưởng là sự kiện thường niên được tổ chức trong khuôn khổ của Hội chợ nhằm ghi nhận và vinh danh các thành tựu nổi bật, những cống hiến của các doanh nghiệp ngành du lịch cho sự phát triển của thương hiệu du lịch 5 quốc gia thuộc khu vực tiểu vùng sông Mekong (Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam). Giải thưởng còn góp phần khuyến khích các tổ chức, cơ quan xúc tiến du lịch, các doanh nghiệp nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động du lịch trong khu vực.
Đánh giá về Hội chợ Du lịch Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh, ông Jack Wei, Tổng Giám đốc, Công ty Informa Exhibitions cho rằng: Năm nay, ITE HCMC vô cùng đặc biệt khi mà chúng tôi lần đầu tiên tiếp đón các blogger quốc tế hàng đầu về du lịch đến từ Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Na Uy và Anh. Họ sẽ chia sẻ trải nghiệm trên các phương tiện truyền thông xã hội, nhằm quảng bá vẻ đẹp độc đáo của Việt Nam đến với thế giới, mang đến những màu sắc sinh động cho “Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận”./.
Xây dựng lực lượng chính trị kết hợp với lực lượng vũ trang, tạo sức mạnh to lớn thực hiện thành công Cách mạng Tháng Tám năm 1945  (09/09/2016)
Sản xuất, buôn bán hàng giả và những vấn đề đặt ra đối với lực lượng cảnh sát kinh tế  (09/09/2016)
Sản xuất, buôn bán hàng giả và những vấn đề đặt ra đối với lực lượng cảnh sát kinh tế  (09/09/2016)
Đưa Tầm nhìn thành hiện thực vì một Cộng đồng ASEAN năng động  (09/09/2016)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay