Nghị quyết về chương trình giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân số 87/2015/QH13;
Căn cứ Nghị quyết số 14/2016/QH14 ngày 27-7-2016 của Quốc hội khóa XIV về chương trình giám sát của Quốc hội năm 2017;
Trên cơ sở xem xét đề nghị của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1:
Năm 2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành các hoạt động giám sát sau đây:
1- Xem xét báo cáo bổ sung của Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2016; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2017; báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015 và các báo cáo khác của các cơ quan hữu quan theo quy định của pháp luật chuẩn bị trình Quốc hội tại kỳ họp thứ ba (tại phiên họp tháng 5-2017).
Xem xét các báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017.
Xem xét báo cáo công tác năm 2017 của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước; Báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng, về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, về công tác thi hành án, về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; các báo cáo khác của các cơ quan hữu quan theo quy định của pháp luật chuẩn bị trình Quốc hội tại kỳ họp thứ tư (tại phiên họp tháng 9-2017).
2- Xem xét, cho ý kiến về báo cáo kết quả giám sát của các đoàn giám sát của Quốc hội trước khi các đoàn giám sát báo cáo Quốc hội: tại phiên họp tháng 4-2017 đối với chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2016”; tại phiên họp tháng 9-2017 đối với chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2016”.
3- Trực tiếp tiến hành giám sát 02 chuyên đề và báo cáo kết quả với Quốc hội: (1)- Chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT)” (tại phiên họp tháng 8-2017; giao Ủy ban Kinh tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan khác chuẩn bị nội dung giám sát); (2)- Chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với cá nhân, tổ chức khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản trong phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh” (tại phiên họp tháng 9-2017; giao Ủy ban Quốc phòng và An ninh chủ trì, phối hợp với các cơ quan khác chuẩn bị nội dung giám sát).
4- Tổ chức hoạt động chất vấn tại 2 phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội tháng 3 và tháng 8-2017.
5- Giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ hai của Quốc hội (báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ ba); việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ ba của Quốc hội (báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 4); việc giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân.
6- Xem xét kiến nghị giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội; chuẩn bị báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội trình Quốc hội tại kỳ họp thứ tư.
7- Giám sát hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và thực hiện các hoạt động giám sát khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
Điều 2:
Giao Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội: thực hiện các công việc liên quan khi triển khai thực hiện chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết kiến nghị sau giám sát; thực hiện nghiêm túc sự điều hòa, phối hợp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; kịp thời báo cáo, tổng hợp hoạt động giám sát.
Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp tổ chức phục vụ có hiệu quả các hoạt động giám sát.
Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Tòa án nhân dân tối cao; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm toán Nhà nước; Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và cơ quan liên quan có trách nhiệm thi hành Nghị quyết này./.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng làm việc tại tỉnh Trà Vinh  (08/09/2016)
Hàn Quốc kêu gọi chống chương trình hạt nhân của Triều Tiên  (08/09/2016)
Việt Nam ủng hộ những nỗ lực thúc đẩy tình hình ở Biển Đông theo hướng có lợi cho hòa bình, hợp tác và phát triển  (08/09/2016)
Phát huy trí tuệ, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội chuyên trách  (08/09/2016)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang gửi thư chúc Tết Trung thu năm 2016  (08/09/2016)
Chủ tịch nước: Cần lan tỏa các gương điển hình trong xã hội  (08/09/2016)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay