Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng làm việc tại tỉnh Trà Vinh
Có các chính sách ưu tiên, khuyến khích phát triển nhiệt điện
Phó Thủ tướng và đoàn công tác đã đi kiểm tra các nhà máy thuộc Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải trước khi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Trà Vinh.
Nằm ở phía Đông Nam của vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm giữa sông Cổ Chiên và sông Hậu, Trà Vinh là một trong các tỉnh nghèo, hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, thời gian qua, tỉnh đã nỗ lực vươn lên để đạt được những kết quả quan trọng.
Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh, bình quân giai đoạn 2011 - 2015, Trà Vinh duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức khá, đạt 11,53%.
8 tháng đầu năm, mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 7,98%; thu ngân sách là 6.119 tỷ đồng, đạt 86,7% dự toán, tăng 26,6% (trong đó thu nội địa đạt 1.263 tỷ đồng, tăng 43,6%). Nguồn tăng này được lý giải là do nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải đi vào hoạt động.
Đến nay, toàn tỉnh có 22/85 xã đạt tiêu chí nông thôn mới, chiếm 25,8%. Các lĩnh vực y tế, giáo dục được quan tâm; chính sách đối với đồng bào dân tộc được chú trọng.
Bên cạnh những mặt thuận lợi nêu trên, Trà Vinh cũng đang phải đương đầu với nhiều khó khăn, hạn chế. Kinh tế có tăng trưởng nhưng còn thấp và thiếu bền vững. Doanh nghiệp phát triển còn hạn chế, hầu hết vẫn là doanh nghiệp nhỏ. Thu ngân sách chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu chi. Quy mô kinh tế còn nhỏ, đến cuối năm 2015 đạt 31.039 tỷ đồng, đứng thứ 12/13 tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, chỉ cao hơn tỉnh Hậu Giang (28.000 tỷ đồng).
GRDP bình quân đầu người là 30 triệu đồng/người/năm, thấp nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long và thấp hơn GDRP bình quân khu vực là 40,27 triệu đồng/người/năm. Cùng với đó, hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, chưa đồng bộ. Chất lượng nguồn nhân lực chậm được nâng lên; hiệu quả công tác dạy nghề, đào tạo nghề còn thấp. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao (7,61%), đứng thứ 4/13 tỉnh tại đồng bằng sông Cửu Long.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng tuy là tỉnh ở xa trung tâm, có rất nhiều khó khăn, nhưng trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc Trà Vinh đã nỗ lực vươn lên, đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị Trà Vinh cần rà soát lại để bổ sung, điều chỉnh, xây dựng mới những quy hoạch, đặc biệt, cần gắn quy hoạch với tái cấu trúc các ngành, sản phẩm, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.
Một điểm quan trọng nữa mà Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng lưu ý tỉnh Trà Vinh là quan tâm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng phát triển công nghiệp. Theo Phó Thủ tướng, Trà Vinh có lợi thế rất lớn về phát triển nhiệt điện trong khu vực, nên cần coi đây là cơ hội để có các chính sách ưu tiên, khuyến khích phát triển.
Phó Thủ tướng cũng lưu ý tỉnh Trà Vinh tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu các ngành kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp, thủy sản. Theo Phó Thủ tướng, việc tái cơ cấu cần phải được triển khai liên tục, thường xuyên, tái cơ cấu dựa trên cơ sở tiềm năng, lợi thế của tỉnh và nhu cầu của thị trường.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng đề nghị các bộ, ngành và tỉnh Trà Vinh tập trung triển khai thực hiện những kết luận của Thủ tướng Chính phủ khi làm việc với tỉnh vào tháng 6-2016.
Cần hành động ngay để miền Nam không thiếu điện
Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, trong đó định hướng tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân là 6,5% - 7%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020 và dự báo nhu cầu điện tại Quy hoạch điện VII điều chỉnh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã xây dựng kế hoạch cung cấp điện giai đoạn 2016 - 2020 đáp ứng nhu cầu sử dụng điện trên toàn quốc. Trong đó, tăng trưởng nhu cầu điện tính toán theo 2 kịch bản, bình quân 11,6%/năm (phương án cơ sở) và 13%/năm (phương án cao).
Tính toán cân bằng cung - cầu điện toàn quốc đối với phương án cơ sở trong giai đoạn 2017 - 2020, hệ thống điện miền Bắc và miền Trung luôn bảo đảm cấp điện cho các phụ tải trong khu vực và có dự phòng.
Tuy nhiên, miền Nam sẽ không thể tự cân đối cung - cầu nội miền, sản lượng điện thiếu hụt hằng năm khoảng 10% - 15% tổng nhu cầu miền.
Theo Chủ tịch EVN Dương Quang Thành từ năm 2017, EVN sẽ phải huy động cao các nguồn điện chạy dầu ở miền Nam (khoảng 5 tỷ kWh), riêng các năm 2018 và 2019 phải huy động tối đa các nguồn điện dầu theo khả năng phát khoảng 8,5 tỷ kWh/năm.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng, nếu phát điện bằng dầu sẽ đắt hơn 2 lần so với than và chắc chắn sẽ phải bù lỗ rất lớn. Do đó, miền Nam luôn phải nhận điện từ miền Bắc, miền Trung qua hệ thống truyền tải điện từ miền Bắc, miền Trung vào miền Nam với nhu cầu khoảng 15 tỷ kWh năm 2017 và sẽ tăng tới 21 tỷ kWh vào năm 2019.
Tuy nhiên, hiện tại năng lực truyền tải điện vào miền Nam chỉ đáp ứng được 18,5 tỷ kWh/năm (đạt ngưỡng giới hạn truyền tải Bắc - Nam) do khả năng truyền tải từ miền Bắc vào miền Trung chỉ đạt tối đa 14 - 15 tỷ kWh/năm.
Theo EVN, giải pháp cấp bách nhất hiện nay là khẩn trương xây dựng đường dây 500 kV từ Vũng Áng - Dốc Sỏi - Pleiku nhằm tăng thêm khả năng truyền tải điện từ miền Bắc vào Trung khoảng 5 tỷ kWh/năm. Ông Dương Quang Thành, Chủ tịch EVN khẳng định: “Trường hợp kịp đưa vào vận hành năm 2019, sẽ giảm thiểu được tình trạng thiếu điện tại miền Nam và giảm được sản lượng phải huy động các nhiệt điện dầu”.
Bên cạnh đó, việc đưa vào vận hành đúng tiến độ các tổ máy nhiệt điện khu vực miền Nam như Vĩnh Tân 1, Long Phú 1, Sông Hậu 1,... sẽ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm cân bằng cung - cầu điện cho miền Nam giai đoạn 2017 - 2020. Nếu chậm tiến độ một trong các dự án này, miền Nam sẽ thiếu điện ngay năm 2019.
Cần cảng trung chuyển than
Trong mọi trường hợp, việc bảo đảm nhiên liệu cho các nguồn điện miền Nam đóng vai trò rất quan trọng. Theo tính toán, cần có một cảng trung chuyển than cho các trung tâm nhiệt điện trong khu vực, bảo đảm nguồn cung ổn định thì mới có thể giải quyết căn bản bài toán thiếu điện của miền Nam.
Tập đoàn TKV đã được giao thực hiện các nghiên cứu để lập phương án xây dựng cảng trung chuyển than. Sau khi tiến hành nghiên cứu, khảo sát một cách kỹ lưỡng, các đơn vị tư vấn kiến nghị xây dựng một cảng trung chuyển than tập trung, phục vụ cho các nhà máy điện thuộc trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
Tại cuộc làm việc, đại diện TKV và đơn vị tư vấn khẳng định xây dựng cảng trung chuyển than tại Trà Vinh là phương án phù hợp, hiệu quả nhất. Sau khi hoàn thành, cảng trung chuyển than sẽ bảo đảm cung ứng đủ than cho không chỉ các nhà máy nhiệt điện thuộc Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải mà còn cho các nhà máy khác trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Phát biểu tại cuộc làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh Trần Trí Dũng, nêu quan ngại về vấn đề bảo đảm môi trường và đề nghị cần có đánh giá tác động môi trường một cách chi tiết, khoa học, chính xác để từ đó đưa ra quyết định chính xác nhất.
Kết luận về nội dung này, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm đủ điện cho miền Nam, cho nhu cầu công nghiệp hoá, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong những năm tới. Bên cạnh việc tăng năng lực truyền tải điện trục Bắc - Nam thì phát triển nhiệt điện tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long chính là giải pháp phù hợp nhất.
Là một địa phương có những lợi thế đặc biệt phù hợp cho phát triển nhiệt điện, Trà Vinh được đánh giá là trung tâm nguồn lớn của đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Do đó, theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, ưu tiên xây dựng các nhà máy nhiệt điện tại Trà Vinh không chỉ giúp địa phương phát triển mà còn giúp giải bài toán thiếu điện cho nền kinh tế.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Công Thương, EVN, TKV, PVN thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tập trung sớm hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng đường dây 500kV Vũng Áng - Dốc Sỏi - Pleiku.
Bên cạnh đó, phải đẩy nhanh việc thực hiện các dự án nhiệt điện khu vực miền Nam, kể cả khu vực miền Trung.
“Tập trung đẩy nhanh quá trình chuẩn bị, triển khai thực hiện để sớm đưa vào khai thác các nhà máy nhiệt điện khu vực đồng bằng sông Cửu Long, như Duyên Hải, Long Phú, Sông Hậu, Tân Phước, Long An, Bạc Liêu, Vĩnh Tân,… Những nhà máy đã xây dựng xong thì đưa vào sử dụng càng sớm càng tốt, cùng với đó đẩy nhanh tiến độ các dự án đang triển khai để hạn chế đến mức thấp nhất việc dùng dầu chạy các nhà máy nhiệt điện”, Phó Thủ tướng yêu cầu.
Cùng với đó, đẩy nhanh tiến độ khai thác dự án khí lô B (năm 2021), chuẩn bị xây dựng các nhà máy nhiệt điện khí ở Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu rà soát các dự án thủy điện trong quy hoạch để khai thác, sử dụng có hiệu quả. “Không bỏ phí thủy điện, nhưng không vì thủy điện để tàn phá môi trường. Phải kết hợp rất hài hòa, làm sao sử dụng hiệu quả cao nhất, vừa bảo đảm môi trường”, Phó Thủ tướng yêu cầu.
Đối với các dự án năng lượng tái tạo khác, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương, EVN phải vào cuộc, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng nhất trí với đề xuất của EVN và đề nghị sớm nghiên cứu, phát triển nguồn điện để nhập khẩu từ các nước trong khu vực tiểu vùng sông Mekong.
Về xây dựng cảng trung chuyển than cho các nhà máy nhiệt điện vùng đồng bằng sông Cửu Long, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu TKV tiếp tục hoàn thiện dự án cảng than tại khu vực Duyên Hải, Trà Vinh, trong đó có các phương án bảo đảm an toàn trong khai thác; thực hiện đánh giá tác động môi trường một cách cẩn trọng, khoa học.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu đơn vị tư vấn, nghiên cứu chủ động mời lãnh đạo, các ban, ngành, người dân địa phương, các cơ quan báo chí đi tham quan, chứng kiến những cảng than có điều kiện tương tự ở các nước tiên tiến để từ đó tạo niền tin, đồng thuận trong nhân dân./.
Hàn Quốc kêu gọi chống chương trình hạt nhân của Triều Tiên  (08/09/2016)
Việt Nam ủng hộ những nỗ lực thúc đẩy tình hình ở Biển Đông theo hướng có lợi cho hòa bình, hợp tác và phát triển  (08/09/2016)
Phát huy trí tuệ, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội chuyên trách  (08/09/2016)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang gửi thư chúc Tết Trung thu năm 2016  (08/09/2016)
Chủ tịch nước: Cần lan tỏa các gương điển hình trong xã hội  (08/09/2016)
V. I. Lê-nin và tư tưởng về xây dựng chủ nghĩa xã hội  (08/09/2016)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay