Hội thảo quốc tế: “Thực thi quyền đối với giống cây trồng theo Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới - UPOV”
TCCSĐT - Ngày 07-9-2016, Hội thảo quốc tế: “Thực thi quyền đối với giống cây trồng theo Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới - UPOV” đã khai mạc tại Hà Nội. Hội thảo do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV), Cơ quan sáng chế và nhãn mác Hoa Kỳ (USPTO) và Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp Nhật Bản tổ chức.
Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp với trên 50% dân số sống dựa vào nông nghiệp. Trong đó, trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu nông sản và là ngành đóng góp nhiều cho an sinh xã hội. Hệ thống bảo hộ giống cây trồng Việt Nam thành lập từ năm 2000 nhằm khuyến khích công tác chọn tạo và phát triển các giống cây trồng mới cho sản xuất nông nghiệp trong nước, đồng thời thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp. Năm 2006, Việt Nam đã tham gia công ước UPOV 1991 nhằm thực hiện bảo hộ giống hiệu quả hơn bằng việc hợp tác sâu rộng với các quốc gia thành viên UPOV.
Tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Quốc Doanh cho biết, từ khi gia nhập UPOV, số đơn đăng ký bảo hộ tăng mạnh do các tác giả tin tưởng hệ thống bảo hộ giống cây trồng Việt Nam. Tuy nhiên tới nay, sau hơn 10 năm vận hành hệ thống bảo hộ giống cây trồng quốc gia, 10 năm thực hiện theo Công ước UPOV, một số hạn chế đã bộc lộ, đặc biệt một số điểm trong khuôn khổ pháp lý cần được điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp. Do vậy, Chính phủ Việt Nam đã quyết định sửa đổi bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ, trong đó có phần về giống cây trồng.
Thông qua các kinh nghiệm chia sẻ trong hai ngày (07-9 và 08-9-2016) của nhiều chuyên gia đến từ các quốc gia có kinh nghiệm về bảo hộ giống cây trồng, Hội thảo nhằm góp phần nâng cao nhận thức cho các đối tượng liên quan đến bảo hộ giống cây trồng tại Việt Nam (từ người làm công tác quản lý đến tác giả, người sản xuất); đồng thời, nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia trong khu vực cũng như thế giới, tạo điều kiện cho sự hợp tác sâu rộng trong lĩnh vực bảo hộ giống cây trồng nói riêng và hợp tác kinh tế nói chung./.
Hiệp hội Quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới được viết tắt là UPOV là một tổ chức liên chính phủ có trụ sở đặt tại Geneva. Nhiệm vụ của UPOV là cung cấp và thúc đẩy một hệ thống bảo hộ giống cây trồng có hiệu quả với mục tiêu khuyến khích phát triển giống cây trồng mới mang lại lợi ích cho xã hội. UPOV được thành lập trên cơ sở Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (công ước UPOV) được ký tại Paris năm 1961. Công ước có hiệu lực năm 1968 và được sửa đổi lại qua các năm 1972, 1987 và 1991. Công ước năm 1991 có hiệu lực vào ngày 24-4-1998. Mục đích của Công ước UPOV là để bảo đảm rằng các thành viên của Hiệp hội chấp nhận thành tựu của tác giả giống cây trồng mới như một quyền sở hữu trí tuệ dựa trên những những nguyên tắc đã được vạch rõ, giống được bảo hộ phải có tính khác biệt với các giống cùng loài đã được biết đến rộng rãi, phải có tính đồng nhất, ổn định và có tính mới - có nghĩa chúng chưa được bán tính đến thời điểm nộp đơn… |
Lễ ký hiệp định tài trợ ODA năm 2016 giữa Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản  (07/09/2016)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp các Đại sứ trình Quốc thư  (06/09/2016)
Thủ tướng: ASEAN cần ưu tiên nâng cao năng lực và tính tự cường  (06/09/2016)
Giới thiệu chương trình quảng bá nước Pháp sáng tạo tại Việt Nam  (06/09/2016)
Việt Nam - Philippines mong muốn thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông  (06/09/2016)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Thủ tướng Lào Sisoulith  (06/09/2016)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay