Đến năm 2025, 100% dân cư được cấp nước sạch
TCCSĐT - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình Quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016 - 2025; ban hành Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 - 2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình.
Bảo đảm cấp nước sạch giai đoạn 2016 - 2025
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình Quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016 - 2025 với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ dân cư được cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 95% - 100%.
Chương trình trên được triển khai thực hiện tại các đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên phạm vi cả nước từ năm 2016 đến năm 2025.
Mục tiêu tổng quát của Chương trình là thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn nhằm quản lý rủi ro và khắc phục sự cố có thể xảy ra từ nguồn nước, cơ sở xử lý nước và hệ thống truyền dẫn, phân phối nước đến khách hàng sử dụng; bảo đảm cung cấp nước liên tục, đủ lượng nước, duy trì đủ áp lực, chất lượng nước đạt quy định góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ sức khỏe con người.
Cụ thể, Chương trình phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ dân cư được cung cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 90% - 95%; tỷ lệ hệ thống cấp nước khu vực đô thị được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 45%; tỷ lệ hệ thống cấp nước khu vực nông thôn được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 35%; giảm thiểu lượng nước thải sinh hoạt đô thị chưa qua xử lý trước khi xả ra môi trường xuống còn 80% - 85%.
Đến năm 2025, tỷ lệ dân cư được cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 95% - 100%; tỷ lệ hệ thống cấp nước khu vực nông thôn được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 50%; giảm thiểu lượng nước thải sinh hoạt đô thị chưa qua xử lý trước khi xả ra môi trường xuống còn 70%.
Để đạt được mục tiêu trên, Chương trình sẽ thực hiện xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách về bảo đảm cấp nước an toàn; quản lý khai thác sử dụng và bảo vệ nguồn nước; ứng dụng công nghệ thông tin bảo đảm cấp nước an toàn; nâng cao năng lực về cấp nước an toàn; truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng...
Hỗ trợ kinh phí để tăng cường trợ giúp pháp lý cho người nghèo
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 - 2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình.
Đối tượng thụ hưởng chính sách trợ giúp pháp lý là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và người được trợ giúp pháp lý khác theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý sinh sống tại các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu và xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo không thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP; thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi.
Đối tượng thụ hưởng và địa bàn áp dụng hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng là người được trợ giúp pháp lý theo pháp luật về trợ giúp pháp lý ở các địa phương chưa tự cân đối ngân sách.
Theo Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg, viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tại các địa phương có huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn có đủ điều kiện tham gia khóa đào tạo nghề luật sư và cam kết làm việc trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý tại địa phương ít nhất 2 năm kể từ khi đi đào tạo về sẽ được hỗ trợ. Mức hỗ trợ theo mức học phí hiện hành của cơ sở đào tạo công lập với số lượng hỗ trợ tối đa 02 người/trung tâm/năm. Mức hỗ trợ tăng cường năng lực cho người thực hiện trợ giúp pháp lý là 80.000.000 đồng/1 lớp/Trung tâm/năm.
Các hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý tại các địa phương có huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn cũng được hỗ trợ gồm: Thiết lập đường dây nóng về trợ giúp pháp lý hỗ trợ là 20 triệu đồng/trung tâm; xây dựng, phát chuyên trang, chuyên mục về trợ giúp pháp lý bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc trên Đài Truyền thanh xã với mức hỗ trợ biên soạn nội dung 500.000 đồng/1 số/6 tháng/xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn; hỗ trợ chi phí phát thanh 500.000 đồng/xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn/quý (06 lần/quý).
Tổ chức các đợt truyền thông trợ giúp pháp lý ở cơ sở cũng được hỗ trợ 2 triệu đồng/xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn/lần/năm.
Đối với việc thực hiện vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình sẽ được hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 80/2015/NĐ-CP ngày 17-9-2015 của Chính phủ./.
Phó Thủ tướng yêu cầu làm rõ nguyên nhân cầu vừa xây đã sập  (10/08/2016)
Yêu cầu các địa phương chủ động đối phó mưa lũ và các tình huống xấu  (10/08/2016)
Tổ chức kỷ niệm 55 năm Ngày thảm họa da cam ở Việt Nam  (10/08/2016)
Thủ tướng: Quảng Ngãi cần tăng cường cạnh tranh trong xúc tiến đầu tư  (10/08/2016)
Chủ tịch nước: Việt Nam - Nhật Bản còn nhiều tiềm năng hợp tác kinh tế  (10/08/2016)
Khi nước Mỹ chọn vị tổng thống thứ 45  (10/08/2016)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay