Yêu cầu các địa phương chủ động đối phó mưa lũ và các tình huống xấu
TCCSĐT - Theo tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, từ chiều tối ngày 10-8 ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa lớn diện rộng kèm gió giật mạnh với tổng lượng mưa cả đợt (từ ngày 10 đến ngày 14-8) phổ biến 100 - 200mm, có nơi trên 200mm, trong khi nhiều vùng đất đã bão hòa nước sau cơn bão số 1 và số 2.
Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp và gió Tây, khu vực Bắc Bộ đã có mưa vừa đến mưa to từ đêm ngày 9-8 nên đến sáng 10-8, mực nước trên sông Chảy tại Bảo Yên tăng lên 71,0m, ở mức báo động 1.
Cấp độ rủi ro thiên tai lên đến cấp 1-2 và nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông suối nhỏ, ngập úng ở vùng trũng và sạt lở đất ở khu vực vùng núi phía Bắc. Đặc biệt là các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Yên Bái, Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và vùng núi phía Tây các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An.
Trong đợt lũ này, mực nước trên sông Thao tại Lào Cai có khả năng tăng lên mức báo động 1, tại Yên Bái mức báo động 2; trên sông Lô tại Hà Giang mức báo động 1; trên sông Chảy tại Bảo Yên trên mức báo động 2; trên sông sông Kỳ Cùng tại Lạng Sơn và sông Bằng Giang tại Cao Bằng mức báo động 1.
Do đó, để chủ động đối phó với mưa lũ và các tình huống bất thường có thể xảy ra, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai - ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn vừa có Công điện hỏa tốc số 17/CĐ-TW yêu cầu Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, các bộ, ngành theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ để ứng phó kịp thời.
Cụ thể, đối với các tỉnh miền núi phía Bắc và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An cần theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, tăng cường thông tin, cảnh báo kịp thời đến các cấp chính quyền, thôn, bản và người dân để chủ động các biện pháp phòng tránh.
Bên cạnh đó, các địa phương cần kiểm tra, rà soát tại các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, suối, các khu vực trũng thấp, các hầm lò khai thác khoáng sản. Đồng thời các địa phương cần chủ động sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm; chuẩn bị lực lượng, phương tiện để sẵn sàng đối phó với những tình huống xấu có thể xảy ra.
Theo nội dung Công điện Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương phòng, chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường cũng yêu cầu các địa phương chủ động bố trí lực lượng phương tiện cứu hộ, cứu nạn, nhu yếu phẩm theo phương châm 4 tại chỗ tại các khu vực xung yếu. Nhất là các khu vực dễ bị chia cắt để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu, kịp thời giải tỏa ách tắc giao thông khi cần thiết.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng yêu cầu các địa phương thực hiện chỉ đạo việc kiểm tra an toàn đập, vận hành cửa van, đặc biệt là các hồ chứa đã đầy và gần đầy nước để bảo đảm an toàn cho công trình và khu vực hạ du đập.
Đồng thời nội dung Công điện cũng yêu cầu các Bộ bao gồm Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương chủ động các biện pháp ứng phó với mưa lũ.
Các cơ quan truyền thông cần tăng cường tần suất, thời lượng phát sóng, đưa tin kịp thời về dự báo, cảnh báo, chỉ đạo ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất để chính quyền các cấp ở địa phương và người dân lưu ý, theo dõi, cập nhật thường xuyên, tránh tư tưởng chủ quan./.
Tổ chức kỷ niệm 55 năm Ngày thảm họa da cam ở Việt Nam  (10/08/2016)
Thủ tướng: Quảng Ngãi cần tăng cường cạnh tranh trong xúc tiến đầu tư  (10/08/2016)
Chủ tịch nước: Việt Nam - Nhật Bản còn nhiều tiềm năng hợp tác kinh tế  (10/08/2016)
Khi nước Mỹ chọn vị tổng thống thứ 45  (10/08/2016)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay