Việt Nam có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ASEAN
Ngày 08-8-1967, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời, khởi đầu cho một tổ chức hợp tác khu vực toàn diện, một thực thể chính trị - kinh tế gắn kết và năng động.
ASEAN hiện đã trở thành đối tác không thể thiếu của các nước và trung tâm lớn trên thế giới, là nhân tố quan trọng hàng đầu cho việc duy trì môi trường hòa bình, an ninh và hợp tác vì phát triển trong khu vực.
Với vai trò là thành viên của ASEAN, Việt Nam đã luôn thể hiện trách nhiệm, tham gia tích cực và có nhiều đóng góp quan trọng trong việc hoạch định các chính sách cũng như triển khai các thỏa thuận hợp tác của Hiệp hội.
Các nước ASEAN đã trở thành những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Jakarta về những bước phát triển của ASEAN trong 49 năm hình thành và phát triển cũng như những đóng góp nổi bật của Việt Nam cho ASEAN trong 21 năm qua, Đại sứ Nguyễn Hoành Năm, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại ASEAN, cho biết kể từ khi gia nhập ASEAN vào ngày 28-7-1995, Việt Nam đã chứng kiến một giai đoạn phát triển quan trọng, sôi động và toàn diện nhất của ASEAN từ trước đến nay.
Một là, ASEAN đã chuyển mình từ một tổ chức liên kết lỏng lẻo chỉ bao gồm 6 nước để trở thành một ASEAN gồm 10 quốc gia Đông Nam Á, một Cộng đồng gắn kết chặt chẽ, có thể chế và có Hiến chương ASEAN. Đó là bước chuyển cả về tổ chức và tính chất.
Hai là, quan hệ đối ngoại của ASEAN đã có những bước phát triển hoàn toàn khác so với trước đây bởi vì có sự tham gia và gắn kết ngày càng nhiều, ngày càng chặt chẽ của các nước, đặc biệt là các nước lớn.
Và ASEAN đang phát huy vai trò dẫn dắt, xây dựng cấu trúc hợp tác trong khu vực và có đóng góp quan trọng đối với việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực.
Đặc biệt cuối năm 2015, với nỗ lực của các nước thành viên, ASEAN đã chính thức hình thành Cộng đồng. Đây thực sự là dấu ấn mang tính chất lịch sử trong quá trình phát triển của ASEAN.
Đại sứ Nguyễn Hoành Năm khẳng định trong những bước phát triển đó của ASEAN, Việt Nam đã ghi những dấu ấn và có những đóng góp quan trọng.
Trước hết là Việt Nam đã tích cực tham gia và đóng góp vào quá trình xây dựng và triển khai những quyết sách quan trọng định hướng cho hợp tác trong ASEAN cũng như hợp tác giữa ASEAN với bên ngoài.
Vừa qua, Việt Nam đã có đóng góp tích cực trong việc hình thành Cộng đồng ASEAN thông qua những nỗ lực triển khai trên thực tế cũng như thông qua những đóng góp cho việc xây dựng những bước đi của ASEAN trong 10 năm tới (Tầm nhìn 2020).
Thứ hai, Việt Nam đã tích cực đóng góp trong việc duy trì sự đoàn kết nội khối, đề cao sự tự cường khu vực và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình. Tại các hội nghị, diễn đàn, Việt Nam đã thể hiện rõ vai trò của mình trong vấn đề này.
Thứ ba, Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong việc duy trì môi trường hòa bình, an ninh ở khu vực, trong đó có bảo đảm hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông. Đây cũng là một đóng góp nổi bật của Việt Nam và được các nước đánh giá cao.
Kể từ khi hình thành Cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015 đến nay, ASEAN đi vào triển khai các kế hoạch Cộng đồng ASEAN 2025, quá trình này cũng đã ghi những dấu ấn Việt Nam với những đóng góp tích cực.
Đại sứ Nguyễn Hoành Năm cho biết năm 2016 là năm đầu tiên đi vào triển khai Tầm nhìn ASEAN 2025 và kèm theo đó là các kế hoạch cộng đồng trên cả 3 trụ cột chính trị - an ninh; kinh tế và văn hóa - xã hội.
Nhiệm vụ chính trong thời gian qua là từ Tầm nhìn và các kế hoạch đã được lãnh đạo cấp cao ASEAN thông qua cuối năm 2015 làm thế nào để khẩn trương xây dựng được các chương trình, biện pháp cụ thể và đi kèm với đó là những cách thức làm thế nào để theo dõi, đôn đốc nhằm đưa những biện pháp này vào triển khai có hiệu quả, và theo đúng lộ trình thời gian, cả trên khía cạnh xây dựng cộng đồng, tăng cường quan hệ đối ngoại của ASEAN cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ chế ASEAN.
Thời gian qua, nhiều biện pháp đã được đưa vào triển khai và theo đánh giá sơ bộ của Ban Thư ký ASEAN, thì kết quả triển khai từ đầu năm đến nay là đáng khích lệ.
Bên cạnh đó, hiện nay các nước ASEAN cũng đang tích cực hoàn tất việc xây dựng Kế hoạch Tổng thể về kết nối từ nay đến năm 2025 và Kế hoạch hành động cho Sáng kiến liên kết ASEAN về thu hẹp khoảng cách phát triển cho giai đoạn tiếp theo; cố gắng kịp để được các nhà lãnh đạo ASEAN có thể xem xét và thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN tại Lào vào tháng 9.
Đây cũng sẽ là những kế hoạch mà các nước ASEAN sẽ xây dựng các bước đi để đưa vào triển khai trong thời gian tới.
Như vậy là với chủ trương coi trọng vai trò của ASEAN và tinh thần tích cực và chủ động, Việt Nam đã và đang tiếp tục tích cực đóng góp vào tiến trình trên./.
Đánh giá tác hại của chất độc da cam/doxin do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam  (08/08/2016)
Thái Bình cần đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp  (08/08/2016)
Lễ thượng cờ nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày thành lập ASEAN  (08/08/2016)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay