Quan hệ thương mại, đầu tư giữa ASEAN+3 phát triển bền vững
21:18, ngày 04-08-2016
Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 48 (AEM) và các Hội nghị liên quan, sáng 04-8-2016, tại thủ đô Vientiane, Hội nghị Tham vấn Bộ trưởng kinh tế ASEAN+3 lần thứ 19 với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã diễn ra.
Tại hội nghị, các Bộ trưởng ba nước đối tác đều đánh giá cao sự ra đời của Cộng đồng kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015; khẳng định điều này không chỉ giúp ASEAN trở thành một khu vực hội nhập hơn, gắn kết hơn, mà còn trở thành một khu vực có tính cạnh tranh và sự năng động cao hơn; góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế tại khu vực, hội nhập tốt hơn vào nền kinh tế toàn cầu.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu phục hồi không chắc chắn, các Bộ trưởng bày tỏ sự hài lòng trước quan hệ thương mại và đầu tư bền vững giữa ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trong năm 2015, tổng kim ngạch thương mại giữa ASEAN với ba nước đối tác đạt 706,6 tỷ USD, tương đương hơn 31% tổng giá trị thương mại của ASEAN. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ ba nước đối tác vào ASEAN đạt 31 tỷ USD trong năm 2015, chiếm 26% tổng vốn FDI đổ vào ASEAN.
Các bộ trưởng đề nghị Hội đồng Doanh nghiệp Đông Á (EABC) nỗ lực thúc đẩy hội nhập kinh tế ở khu vực; ghi nhận báo cáo về bước tiến trong các hoạt động và các khuyến nghị của EABC, bao gồm việc tiếp tục khuyến khích lĩnh vực kinh tế tư nhân hội nhập với kinh tế khu vực Đông Á và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP); nâng cao năng lực và tăng cường hội nhập giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ Đông Á; tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại điện tử ở khu vực Đông Á.
Các Bộ trưởng vui mừng ghi nhận sự hợp tác giữa EABC, Trung tâm ASEAN-Trung Quốc, Trung tâm ASEAN-Nhật Bản và Trung tâm ASEAN-Hàn Quốc trong thúc đẩy đầu tư và thương mại ngày càng nhiều cho hợp tác ASEAN+3./.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu phục hồi không chắc chắn, các Bộ trưởng bày tỏ sự hài lòng trước quan hệ thương mại và đầu tư bền vững giữa ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trong năm 2015, tổng kim ngạch thương mại giữa ASEAN với ba nước đối tác đạt 706,6 tỷ USD, tương đương hơn 31% tổng giá trị thương mại của ASEAN. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ ba nước đối tác vào ASEAN đạt 31 tỷ USD trong năm 2015, chiếm 26% tổng vốn FDI đổ vào ASEAN.
Các bộ trưởng đề nghị Hội đồng Doanh nghiệp Đông Á (EABC) nỗ lực thúc đẩy hội nhập kinh tế ở khu vực; ghi nhận báo cáo về bước tiến trong các hoạt động và các khuyến nghị của EABC, bao gồm việc tiếp tục khuyến khích lĩnh vực kinh tế tư nhân hội nhập với kinh tế khu vực Đông Á và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP); nâng cao năng lực và tăng cường hội nhập giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ Đông Á; tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại điện tử ở khu vực Đông Á.
Các Bộ trưởng vui mừng ghi nhận sự hợp tác giữa EABC, Trung tâm ASEAN-Trung Quốc, Trung tâm ASEAN-Nhật Bản và Trung tâm ASEAN-Hàn Quốc trong thúc đẩy đầu tư và thương mại ngày càng nhiều cho hợp tác ASEAN+3./.
Hợp tác giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Lào đạt hiệu quả cao  (04/08/2016)
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Lai Châu  (04/08/2016)
Kết quả nổi bật công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào  (04/08/2016)
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tiếp đoàn đại biểu người có công với cách mạng tỉnh Thừa Thiên Huế  (04/08/2016)
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp xúc cử tri tại Trà Vinh  (04/08/2016)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên