Kết quả nổi bật công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào
21:15, ngày 04-08-2016
Ngày 04-8-2016, tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Ủy ban Biên giới quốc gia phối hợp với Ban Chỉ đạo cắm mốc biên giới Việt Nam - Lào các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tuyên truyền về kết quả công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào và triển khai thực hiện các văn kiện pháp lý về quản lý biên giới quốc gia Việt Nam - Lào.
Tuyến biên giới Việt Nam - Lào có chiều dài hơn 2.300 km, đi qua 10 tỉnh của Việt Nam; trong đó, Nghệ An có 6 huyện biên giới tiếp giáp với 3 tỉnh của nước bạn Lào.
Thời gian qua, Việt Nam - Lào đã đàm phán và thống nhất giải quyết xong vấn đề biên giới giữa hai nước, thống nhất hoạch định đường biên giới trên văn bản và bản đồ, phân rạch rõ ràng toàn bộ đường biên giới ở trên thực địa, đánh dấu vị trí đường biên giới bằng hệ thống mốc giới gồm 834 cột mốc và 168 cọc dấu biên giới. Trong đó, hệ thống mốc biên giới trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 116 mốc, gồm 3 mốc đại và các mốc khác.
Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh đã thông báo tổng quan tình hình tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc quốc giới trên địa bàn. Việc hoàn thành kế hoạch tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào đã mang lại một diện mạo mới cho đường biên giới hai nước. Hai nước đã có một hệ thống mốc quốc giới khang trang, hiện đại, bền vững, tạo thuận lợi cho công tác quản lý biên giới. Bên cạnh những kết quả đạt được, các đại biểu cũng chỉ ra một số khó khăn như: khu vực biên giới có địa hình hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt, việc vận chuyển cột mốc, vật tư lên đường biên giới gặp nhiều trở ngại; dọc tuyến biên giới còn nhiều bom mìn, vật liệu nổ do chiến tranh để lại; các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch...
Hội nghị cũng triển khai thực hiện các văn kiện pháp lý về quản lý biên giới quốc gia Việt Nam - Lào. Theo đó, từ năm 1977 đến năm 2013, Việt Nam và Lào đã ký kết 10 văn kiện pháp lý như: Hiệp ước hoạch định biên giới Việt Nam - Lào; Nghị định thư về phân giới, cắm mốc biên giới Việt Nam - Lào; Hiệp định về quy chế biên giới quốc gia Việt Nam - Lào; Hiệp ước xác định giao điểm biên giới Việt Nam - Lào; Thỏa thuận về giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam - Lào…
Để công tác quản lý biên giới Việt Nam - Lào thực hiện tốt hơn trong tình hình mới, Ủy ban Biên giới quốc gia đề nghị các địa phương cần quán triệt, thực hiện nghiêm túc quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về biên giới lãnh thổ quốc gia; đồng thời, tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho toàn thể cán bộ, chiến sỹ và nhân dân về công tác biên giới nói chung và quan hệ biên giới Việt Nam - Lào nói riêng .
Bên cạnh đó, để thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước về biên giới lãnh thổ ở địa phương, các địa phương có đường biên giới phối hợp với các lực lượng chức năng của phía Lào thực hiện nghiêm Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới, bảo vệ đường biên giới, mốc quốc giới; kịp thời phát hiện các mốc bị hư hỏng hoặc có nguy cơ sạt lở cao báo cáo cấp có thẩm quyền; ngăn chặn và xử lý kịp thời mọi hành động xâm phạm đường biên, mốc giới và vi phạm quy chế biên giới. Hai bên cũng phối hợp tổ chức tuần tra song phương, giao ban các cấp theo hướng tăng cường tần suất, nâng cao hiệu quả nhằm làm tốt công tác chia sẻ thông tin, phối hợp đấu tranh làm thất bại các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch và phòng chống các loại tội phạm xuyên biên giới; đẩy mạnh hợp tác phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là các tuyến giao thông, hệ thống cửa khẩu tại các địa phương biên giới./.
Thời gian qua, Việt Nam - Lào đã đàm phán và thống nhất giải quyết xong vấn đề biên giới giữa hai nước, thống nhất hoạch định đường biên giới trên văn bản và bản đồ, phân rạch rõ ràng toàn bộ đường biên giới ở trên thực địa, đánh dấu vị trí đường biên giới bằng hệ thống mốc giới gồm 834 cột mốc và 168 cọc dấu biên giới. Trong đó, hệ thống mốc biên giới trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 116 mốc, gồm 3 mốc đại và các mốc khác.
Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh đã thông báo tổng quan tình hình tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc quốc giới trên địa bàn. Việc hoàn thành kế hoạch tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào đã mang lại một diện mạo mới cho đường biên giới hai nước. Hai nước đã có một hệ thống mốc quốc giới khang trang, hiện đại, bền vững, tạo thuận lợi cho công tác quản lý biên giới. Bên cạnh những kết quả đạt được, các đại biểu cũng chỉ ra một số khó khăn như: khu vực biên giới có địa hình hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt, việc vận chuyển cột mốc, vật tư lên đường biên giới gặp nhiều trở ngại; dọc tuyến biên giới còn nhiều bom mìn, vật liệu nổ do chiến tranh để lại; các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch...
Hội nghị cũng triển khai thực hiện các văn kiện pháp lý về quản lý biên giới quốc gia Việt Nam - Lào. Theo đó, từ năm 1977 đến năm 2013, Việt Nam và Lào đã ký kết 10 văn kiện pháp lý như: Hiệp ước hoạch định biên giới Việt Nam - Lào; Nghị định thư về phân giới, cắm mốc biên giới Việt Nam - Lào; Hiệp định về quy chế biên giới quốc gia Việt Nam - Lào; Hiệp ước xác định giao điểm biên giới Việt Nam - Lào; Thỏa thuận về giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam - Lào…
Để công tác quản lý biên giới Việt Nam - Lào thực hiện tốt hơn trong tình hình mới, Ủy ban Biên giới quốc gia đề nghị các địa phương cần quán triệt, thực hiện nghiêm túc quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về biên giới lãnh thổ quốc gia; đồng thời, tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho toàn thể cán bộ, chiến sỹ và nhân dân về công tác biên giới nói chung và quan hệ biên giới Việt Nam - Lào nói riêng .
Bên cạnh đó, để thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước về biên giới lãnh thổ ở địa phương, các địa phương có đường biên giới phối hợp với các lực lượng chức năng của phía Lào thực hiện nghiêm Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới, bảo vệ đường biên giới, mốc quốc giới; kịp thời phát hiện các mốc bị hư hỏng hoặc có nguy cơ sạt lở cao báo cáo cấp có thẩm quyền; ngăn chặn và xử lý kịp thời mọi hành động xâm phạm đường biên, mốc giới và vi phạm quy chế biên giới. Hai bên cũng phối hợp tổ chức tuần tra song phương, giao ban các cấp theo hướng tăng cường tần suất, nâng cao hiệu quả nhằm làm tốt công tác chia sẻ thông tin, phối hợp đấu tranh làm thất bại các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch và phòng chống các loại tội phạm xuyên biên giới; đẩy mạnh hợp tác phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là các tuyến giao thông, hệ thống cửa khẩu tại các địa phương biên giới./.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tiếp đoàn đại biểu người có công với cách mạng tỉnh Thừa Thiên Huế  (04/08/2016)
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp xúc cử tri tại Trà Vinh  (04/08/2016)
Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân liên quan đến việc chôn lấp rác thải của Công ty Formosa  (04/08/2016)
Mạng xã hội: Từ góc nhìn an ninh  (04/08/2016)
Chính phủ đang rà soát lại việc cho Formosa thuê đất 70 năm  (04/08/2016)
Trưởng Ban Tuyên giáo nói về vụ Formosa và phán quyết của PCA  (04/08/2016)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay