Cần thay đổi công tác quản lý nhà nước với ngành Công Thương
Công tác quản lý nhà nước đối với ngành Công Thương cần thay đổi cơ bản để xây dựng nền kinh tế thị trường thực chất và hiệu quả.
Đây là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ đối với ngành Công Thương tại Thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016 của Bộ Công Thương.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu ngành Công Thương tập trung tái cơ cấu ngành, lĩnh vực đáp ứng yêu cầu đổi mới, với trách nhiệm kiến tạo, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân kinh doanh trong lĩnh vực ngành quản lý.
Bên cạnh đó, nghiên cứu, thực hiện các giải pháp đồng bộ để công nghiệp, thương mại trong nước có thể dịch chuyển nhanh hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu, tăng năng suất dựa trên ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo; kết nối tốt hơn giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI để nâng cấp nền kinh tế.
Khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân tham gia tích cực hơn nữa vào thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tạo động lực và điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân phát triển ngày càng lớn mạnh, trừ một số lĩnh vực quan trọng Nhà nước cần chi phối.
Nêu cao cung cách làm việc với tinh thần khởi nghiệp, tinh thần phục vụ doanh nghiệp; tiếp tục đổi mới cải cách thể chế, cơ chế chính sách; xây dựng chiến lược, quy hoạch theo hướng thị trường; xây dựng các chính sách khuyến khích, ưu đãi phải phù hợp với cơ chế thị trường đồng thời tạo động cơ mạnh mẽ cho các chủ thể của nền kinh tế lựa chọn hành động để đạt mục tiêu đề ra.
Thông báo nêu rõ, cơ chế hỗ trợ của Nhà nước cũng phải thay đổi, tiến tới chấm dứt cơ chế “xin - cho”; không bao cấp, hỗ trợ cho sự yếu kém; chống lợi ích cục bộ và lợi ích nhóm. Phát triển công nghiệp phải gắn với bảo vệ môi trường, kiên quyết không đánh đổi môi trường để thu hút đầu tư, nhất là môi trường sống của người dân. Lãnh đạo các bộ, các địa phương phải chịu trách nhiệm chính trị trước Đảng và Nhà nước, trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra thảm họa môi trường.
Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương tiếp tục tập trung xây dựng văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách của ngành Công Thương; tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp và người dân, tận dụng triệt để, hiệu quả những lợi ích do hội nhập mang lại.
Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ, nhất là công nghiệp khai khoáng chế tạo, trong đó lưu ý có phương án phù hợp tăng xuất khẩu dầu khí. Các ngành hàng, các tập đoàn, tổng công ty kể cả doanh nghiệp tư nhân phải có giải pháp gia tăng sản xuất để góp phần vào tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Trong đầu tư, cần khắc phục tình trạng trì trệ ở các dự án, có phương án xử lý phù hợp các dự án kém hiệu quả, mất vốn, thua lỗ kéo dài. Phát triển ngành năng lượng bền vững phù hợp với điều kiện nước ta; đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp hỗ trợ, các ngành dịch vụ thương mại, đồng thời có giải pháp kết nối sản xuất với thị trường.
Thực hiện các giải pháp đồng bộ để đẩy mạnh xuất khẩu và phát triển thị trường trong nước, quyết tâm phấn đấu đạt mục tiêu xuất khẩu tăng 10%. Tăng cường vai trò của các doanh nghiệp Việt Nam trong phát triển các chuỗi bán lẻ hiện đại. Tiếp tục triển khai hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và Đề án Phát triển thị trường trong nước.
Tăng cường quản lý thị trường, hoạt động bán hàng đa cấp, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại (đặc biệt là phân bón giả, vật liệu nổ công nghiệp v.v...). Áp dụng những biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp, nhất là hàng rào kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ hiệu quả sản xuất trong nước, người tiêu dùng. Củng cố Hội đồng Cạnh tranh, thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động của các doanh nghiệp và người dân. Đẩy mạnh tái cơ cấu, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước thuộc bộ, bảo đảm công khai minh bạch, không để thất thoát vốn. Đồng thời, Bộ Công Thương phải rà soát cơ cấu tổ chức, sắp xếp bộ máy theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu quả và tinh thần phục vụ doanh nghiệp, người dân.
Bộ Công Thương tập trung thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí; chấn chỉnh công tác cán bộ, bảo đảm thực hiện theo đúng quy định và kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm./.
Thủ tướng tiếp Đại sứ Cộng hòa liên bang Đức  (01/08/2016)
Ứng phó với bão số 2: Công điện của Thủ tướng Chính phủ - Không loại trừ khả năng bão đổ bộ trực tiếp vào đất liền nước ta  (01/08/2016)
Sửa nhiều luật, Chính phủ kiên quyết loại bỏ các rào cản  (01/08/2016)
Khai mạc Hội nghị Quan chức Kinh tế cấp cao ASEAN  (01/08/2016)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên