Afghanistan chính thức gia nhập WTO sau 12 năm đàm phán
23:55, ngày 30-07-2016
Tại Thụy Sĩ, ngày 29-7-2016, Afghanistan đã trở thành thành viên đầy đủ thứ 164 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) sau khi hoàn tất các thủ tục đàm phán gia nhập kéo dài gần 12 năm.
Afghanistan đã nộp đơn gia nhập WTO năm 2004 và quá trình đàm phán gia nhập tổ chức này đã kết thúc vào tháng 11-2015.
Các thành viên WTO đã thông qua việc kết nạp Afghanistan tại Hội nghị bộ trưởng WTO diễn ra ở Nairobi (Kenya) vào ngày 17-12-2015.
Afghanistan là quốc gia thứ 9 thuộc nhóm các nước chậm phát triển gia nhập WTO kể từ khi tổ chức này thành lập năm 1995.
Ngay trước Afghanistan, Liberia cũng là quốc gia thuộc nhóm các nước chậm phát triển, đã chính thức trở thành thành viên thứ 163 của WTO hồi giữa tháng 7 này. Đến nay, nhóm các nước chậm phát triển chiếm 1/5 tổng số thành viên WTO (36/164).
WTO được thành lập ngày 01-01-1995 với tiền thân là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) năm 1947, là tổ chức quốc tế duy nhất thực hiện chức năng giám sát các hoạt động trong lĩnh vực thương mại thế giới với mục đích chính là đảm bảo tự do thương mại và công bằng trong các điều kiện cạnh tranh.
WTO đảm nhiệm việc quản lý thực hiện các hiệp định của WTO, diễn đàn đàm phán về thương mại, giải quyết các tranh chấp về thương mại, giám sát các chính sách thương mại của các quốc gia, trợ giúp kỹ thuật và huấn luyện cho các nước đang phát triển, hợp tác với các tổ chức quốc tế khác.
Hiện có 19 nước đang tiến hành đàm phán gia nhập WTO, trong đó có 7 nước châu Phi./.
Các thành viên WTO đã thông qua việc kết nạp Afghanistan tại Hội nghị bộ trưởng WTO diễn ra ở Nairobi (Kenya) vào ngày 17-12-2015.
Afghanistan là quốc gia thứ 9 thuộc nhóm các nước chậm phát triển gia nhập WTO kể từ khi tổ chức này thành lập năm 1995.
Ngay trước Afghanistan, Liberia cũng là quốc gia thuộc nhóm các nước chậm phát triển, đã chính thức trở thành thành viên thứ 163 của WTO hồi giữa tháng 7 này. Đến nay, nhóm các nước chậm phát triển chiếm 1/5 tổng số thành viên WTO (36/164).
WTO được thành lập ngày 01-01-1995 với tiền thân là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) năm 1947, là tổ chức quốc tế duy nhất thực hiện chức năng giám sát các hoạt động trong lĩnh vực thương mại thế giới với mục đích chính là đảm bảo tự do thương mại và công bằng trong các điều kiện cạnh tranh.
WTO đảm nhiệm việc quản lý thực hiện các hiệp định của WTO, diễn đàn đàm phán về thương mại, giải quyết các tranh chấp về thương mại, giám sát các chính sách thương mại của các quốc gia, trợ giúp kỹ thuật và huấn luyện cho các nước đang phát triển, hợp tác với các tổ chức quốc tế khác.
Hiện có 19 nước đang tiến hành đàm phán gia nhập WTO, trong đó có 7 nước châu Phi./.
Hà Nội sẽ nâng cấp huyện Hoài Đức lên quận trong năm 2020  (30/07/2016)
Bộ Kế hoạch Đầu tư phản hồi về gói vay 7.000 tỷ đồng của Trung Quốc  (30/07/2016)
Thượng tướng Tô Lâm giữ chức Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên  (30/07/2016)
Dự án sử dụng vốn ODA: Đặt hiệu quả và khả năng trả nợ làm đầu  (30/07/2016)
Hà Nội công bố quy hoạch giao thông vận tải tới năm 2030  (30/07/2016)
Trao tặng, truy tặng danh hiệu cho 234 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng  (29/07/2016)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam