Hà Nội sẽ nâng cấp huyện Hoài Đức lên quận trong năm 2020
23:54, ngày 30-07-2016
Ngày 30-7-2016, đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội và đoàn công tác gồm nhiều sở, ban, ngành đã làm việc với huyện Hoài Đức.
Tại buổi làm việc, đánh giá cao sự phát triển của Hoài Đức, hiện đã trở thành huyện trung tâm nhất của Thủ đô, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải chỉ đạo, Hoài Đức có vị trí rất quan trọng, cửa ngõ phía Tây, giáp với các quận nội thành, nên có nhiều thuận lợi và cần phải tập trung nguồn lực để xây dựng nâng cấp lên quận trong năm 2020.
Để làm được điều này, khối lượng công việc rất lớn và sẽ còn nhiều khó khăn. Mặc dù, trên địa bàn có nhiều doanh nghiệp, dự án nhưng vẫn còn rất manh mún, hệ thống cơ sở hạ tầng trên nhiều lĩnh vực chưa đáp ứng được yêu cầu.
Với vị trí địa lý nằm ở trung tâm và kết nối giữa nhiều quận, huyện trong thành phố với bên ngoài, nên lĩnh vực giao thông có thể nói là quan trọng hàng đầu của Hoài Đức.
Mỗi năm lượng dân số Hà Nội tăng lên đáng kể, nếu giao thông các vùng phụ cận không tốt, dẫn tới người dân dồn vào trung tâm sinh sống, lao động, sản xuất, làm cho nội đô càng thêm chật hẹp và bức xúc. Vì vậy, ngoài các tuyến đường giao thông cần đầu tư, các cấp ban ngành thành phố cần nghiên cứu, đề xuất phương án, ưu tiên xây dựng tuyến đường vành đai 3,5 nối từ đường cao tốc Thăng Long với quốc lộ 32, nếu làm thành công tuyến đường này sớm sẽ rất hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội.
Về tình hình cung cấp nước sạch cho nhân dân, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, mỗi năm Hà Nội đang thiếu 60.000m3. Bài toán nước sạch đang rất cấp thiết cần có lời giải, vì trước đây phụ thuộc rất lớn từ việc lấy nguồn nước ngầm. Nhưng khi nguồn nước này ngày càng ô nhiễm nên đang gặp nhiều khó khăn trong việc cấp nước sạch cho cả nội và ngoại thành. Muốn tạo hành lang và cơ chế để tháo gỡ vấn đề này thì Hà Nội không thể làm một cách manh mún, thụ động. Vì vậy, Hà Nội cần sớm quy hoạch tổng thể mạng lưới cấp nước sạch, đầu tư kết nối đường ống luân hoàn, nối liền giữa các vùng, các nhà máy với nhau.
Xây dựng các vùng chuyên canh, có nhiều cây, quả đặc sản đã được Hoài Đức xác định khá đúng hướng, nhưng quan trọng không kém là phải tạo hệ thống kết nối tiêu thụ sản phẩm một cách lâu dài, chuyên nghiệp. Muốn làm được những điều này, Bí thư Thành ủy Hà Nội lưu ý, các quận huyện, ban, ngành cần phát huy tinh thần năng động, đổi mới, cải tiến thủ tục hành chính để thu hút tốt đầu tư từ bên ngoài. Xã hội hóa, kêu gọi nguồn lực từ xã hội, doanh nghiệp và đây là tiêu chí để đánh giá được năng lực mỗi cán bộ, đơn vị.
Bí Thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cho biết, thành phố tới đây sẽ đặc biệt quan tâm tới các công trình, dự án đặc biệt quan trọng, có hiệu quả, cấp thiết cho đời sống dân sinh để đầu tư có trọng tâm trọng điểm. Những chủ trương đổi mới của Hà Nội là ưu tiên hàng đầu cho công tác xã hội hóa.
Báo cáo với đoàn công tác, đồng chí Vương Duy Hướng, Bí thư Huyện ủy Hoài Đức cho biết, huyện Hoài Đức có nhiều thuận lợi vì có vị trí liền kề với các quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông và các huyện Phúc Thọ, Chương Mỹ, Đan Phượng, Quốc Oai và có Đại lộ Thăng Long, quốc lộ 32 và nhiều tuyến đường liên tỉnh chạy qua. Huyện Hoài Đức đã chuyển hướng cơ cấu kinh tế tăng tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ (chiếm 46%, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp (còn 7,5%). Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt trên 2.674 tỷ đồng/năm./.
Để làm được điều này, khối lượng công việc rất lớn và sẽ còn nhiều khó khăn. Mặc dù, trên địa bàn có nhiều doanh nghiệp, dự án nhưng vẫn còn rất manh mún, hệ thống cơ sở hạ tầng trên nhiều lĩnh vực chưa đáp ứng được yêu cầu.
Với vị trí địa lý nằm ở trung tâm và kết nối giữa nhiều quận, huyện trong thành phố với bên ngoài, nên lĩnh vực giao thông có thể nói là quan trọng hàng đầu của Hoài Đức.
Mỗi năm lượng dân số Hà Nội tăng lên đáng kể, nếu giao thông các vùng phụ cận không tốt, dẫn tới người dân dồn vào trung tâm sinh sống, lao động, sản xuất, làm cho nội đô càng thêm chật hẹp và bức xúc. Vì vậy, ngoài các tuyến đường giao thông cần đầu tư, các cấp ban ngành thành phố cần nghiên cứu, đề xuất phương án, ưu tiên xây dựng tuyến đường vành đai 3,5 nối từ đường cao tốc Thăng Long với quốc lộ 32, nếu làm thành công tuyến đường này sớm sẽ rất hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội.
Về tình hình cung cấp nước sạch cho nhân dân, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, mỗi năm Hà Nội đang thiếu 60.000m3. Bài toán nước sạch đang rất cấp thiết cần có lời giải, vì trước đây phụ thuộc rất lớn từ việc lấy nguồn nước ngầm. Nhưng khi nguồn nước này ngày càng ô nhiễm nên đang gặp nhiều khó khăn trong việc cấp nước sạch cho cả nội và ngoại thành. Muốn tạo hành lang và cơ chế để tháo gỡ vấn đề này thì Hà Nội không thể làm một cách manh mún, thụ động. Vì vậy, Hà Nội cần sớm quy hoạch tổng thể mạng lưới cấp nước sạch, đầu tư kết nối đường ống luân hoàn, nối liền giữa các vùng, các nhà máy với nhau.
Xây dựng các vùng chuyên canh, có nhiều cây, quả đặc sản đã được Hoài Đức xác định khá đúng hướng, nhưng quan trọng không kém là phải tạo hệ thống kết nối tiêu thụ sản phẩm một cách lâu dài, chuyên nghiệp. Muốn làm được những điều này, Bí thư Thành ủy Hà Nội lưu ý, các quận huyện, ban, ngành cần phát huy tinh thần năng động, đổi mới, cải tiến thủ tục hành chính để thu hút tốt đầu tư từ bên ngoài. Xã hội hóa, kêu gọi nguồn lực từ xã hội, doanh nghiệp và đây là tiêu chí để đánh giá được năng lực mỗi cán bộ, đơn vị.
Bí Thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cho biết, thành phố tới đây sẽ đặc biệt quan tâm tới các công trình, dự án đặc biệt quan trọng, có hiệu quả, cấp thiết cho đời sống dân sinh để đầu tư có trọng tâm trọng điểm. Những chủ trương đổi mới của Hà Nội là ưu tiên hàng đầu cho công tác xã hội hóa.
Báo cáo với đoàn công tác, đồng chí Vương Duy Hướng, Bí thư Huyện ủy Hoài Đức cho biết, huyện Hoài Đức có nhiều thuận lợi vì có vị trí liền kề với các quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông và các huyện Phúc Thọ, Chương Mỹ, Đan Phượng, Quốc Oai và có Đại lộ Thăng Long, quốc lộ 32 và nhiều tuyến đường liên tỉnh chạy qua. Huyện Hoài Đức đã chuyển hướng cơ cấu kinh tế tăng tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ (chiếm 46%, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp (còn 7,5%). Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt trên 2.674 tỷ đồng/năm./.
Bộ Kế hoạch Đầu tư phản hồi về gói vay 7.000 tỷ đồng của Trung Quốc  (30/07/2016)
Thượng tướng Tô Lâm giữ chức Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên  (30/07/2016)
Dự án sử dụng vốn ODA: Đặt hiệu quả và khả năng trả nợ làm đầu  (30/07/2016)
Hà Nội công bố quy hoạch giao thông vận tải tới năm 2030  (30/07/2016)
Trao tặng, truy tặng danh hiệu cho 234 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng  (29/07/2016)
Đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm đến sự cố môi trường biển  (29/07/2016)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển