Bộ trưởng Thương mại G20 thúc đẩy tăng trưởng thương mại
Cam kết này được đưa ra sau khi Hội nghị Bộ trưởng Thương mại G20 kết thúc hai ngày nhóm họp tại Thượng Hải của Trung Quốc.
Phát biểu bế mạc Hội nghị Bộ trưởng Thương mại G20, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Cao Hổ Thành cho biết các Bộ trưởng cũng thông qua chiến lược tăng trưởng thương mại nhằm đảo ngược sự trì trệ trong thương mại toàn cầu và ủng hộ những nguyên tắc định hướng dẫn về hoạch định chính sách đầu tư toàn cầu.
Theo tuyên bố chung, các bộ trưởng nhận định kinh tế toàn cầu tiếp tục phục hồi, song không đồng đều và chưa đạt mục tiêu tăng trưởng bền vững và cân đối, cũng như vẫn tồn tại những rủi ro và biến động. Các bộ trưởng nhấn mạnh thương mại nên duy trì là “động lực quan trọng” nhằm kích thích tăng trưởng toàn cầu.
Nhằm ngăn chặn đà suy giảm của nền kinh tế thế giới, các bộ trưởng cũng nhất trí cải thiện công tác quản trị thương mại toàn cầu để hướng tới nới lỏng và tự do hóa thương mại. Bên cạnh đó, hội nghị cam kết cắt giảm 15% chi phí thương mại, song không nêu rõ thời điểm. Các nền kinh tế G20 thừa nhận bảo hộ nền công nghiệp nội địa đang gia tăng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính.
Các bộ trưởng lưu ý rằng hàng loạt biện pháp hạn chế ảnh hưởng đến thương mại hàng hóa và dịch vụ tiếp tục tăng, bất chấp G20 nhiều lần cam kết. Theo đó, nhóm này nhất trí phản đối bảo hộ thương mại và một lần nữa khẳng định không bổ sung các biện pháp bảo hộ mới cho đến năm 2018.
Liên quan đến mối lo ngại về tình trạng dư thừa năng lực sản xuất của Trung Quốc trong ngành thép dẫn đến những tranh chấp thương mại với EU và Mỹ, Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Thụ Văn cho biết các nền kinh tế G20 nhấn mạnh sự cần thiết phải hợp tác toàn cầu để giải quyết thách thức do năng lực sản xuất dư thừa gây ra.
Hội nghị trên diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới đang dần phục hồi, song tình hình vẫn còn nhiều khó khăn phức tạp, thương mại toàn cầu tăng trưởng thấp, mức đầu tư không bằng giai đoạn trước khủng hoảng tài chính, trong khi vẫn chưa tìm ra động lực tăng trưởng bền vững mới cho kinh tế thế giới.
G20 là diễn đàn chủ yếu nhằm triển khai các hợp tác kinh tế quốc tế, gánh vác sứ mệnh quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế thế giới ổn định và tăng trưởng. Tổng kim ngạch ngoại thương và Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của các nền kinh tế G20 lần lượt chiếm hơn 80% và 85% trên toàn cầu, có vai trò hết sức quan trọng trong kinh tế thế giới.
Hội nghị Bộ trưởng Thương mại G20 lần này là một trong các hoạt động lớn, mang ý nghĩa đặc biệt nhằm thúc đẩy hợp tác toàn diện trong lĩnh vực thương mại, đầu tư trên thế giới./.
Bế mạc Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam-Lào năm 2016  (10/07/2016)
Thư chúc mừng Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Philippines  (10/07/2016)
Hơn 120 cảnh sát Đức bị thương trong cuộc bạo loạn tại Berlin  (10/07/2016)
Quan điểm của Tổng thống Mỹ Barack Obama về việc Brexit  (10/07/2016)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn  (10/07/2016)
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình thăm, làm việc tại tỉnh Quảng Nam  (10/07/2016)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay