Ngày làm việc đầu tiên Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng
TCCSĐT - Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII khai mạc sáng 04-7-2016, tại Thủ đô Hà Nội.
Tại Hội nghị này, Trung ương thảo luận và quyết định về: Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Quy định thi hành Điều lệ Đảng; Quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng; việc giới thiệu nhân sự lãnh đạo cấp cao của các cơ quan nhà nước và một số vấn đề quan trọng khác.
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng chủ trì, phát biểu khai mạc hội nghị.
Đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên khai mạc.
Buổi sáng, Trung ương làm việc tại Hội trường.
Đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, thay mặt Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua Chương trình Hội nghị; đọc Tờ trình của Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XII.
Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đọc Tờ trình của Bộ Chính trị về xây dựng Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII và Tờ trình của Bộ Chính trị về xây dựng Quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng.
Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đọc Tờ trình của Bộ Chính trị về dự thảo Quy định thi hành Điều lệ Đảng. Sau đó Trung ương về tổ nghiên cứu tài liệu.
Buổi chiều, Trung ương làm việc tại tổ, thảo luận về dự thảo Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XII và dự thảo Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII.
Đổi mới, cải tiến lề lối làm việc, phương pháp công tác
Về Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh đây là việc cụ thể hóa Điều lệ Đảng, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, chế độ làm việc và phương pháp công tác của các cơ quan lãnh đạo đảng, bảo đảm thực hiện đúng nguyên tắc sinh hoạt và hoạt động của Đảng, đặc biệt là nguyên tắc tập trung dân chủ.
Trên cơ sở kế thừa Quy chế làm việc của khóa XI và các khóa trước đây, bám sát Nghị quyết Đại hội XII và Điều lệ Đảng, Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa này cần có những quy định cụ thể, chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn, bảo đảm phát huy tốt hơn nữa dân chủ trong sinh hoạt của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, đồng thời giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong Đảng; giữ vững chế độ lãnh đạo tập thể, tăng cường trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu; nâng cao năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng, đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị; đổi mới, cải tiến chế độ, lề lối làm việc, phương pháp công tác của các cơ quan lãnh đạo của Đảng.
Đây là những cơ sở quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Đảng, tăng cường sức mạnh, sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội.
Tổng Bí thư đề nghị Trung ương tập trung cho ý kiến và góp ý trực tiếp vào dự thảo quy chế, nhất là những nội dung cần bổ sung, sửa đổi: Trách nhiệm, quyền hạn của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, đồng chí Thường trực Ban Bí thư, chế độ sơ kết, tổng kết, chế độ đi công tác cơ sở, phương pháp, lề lối làm việc, mối quan hệ công tác...
Tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm thi hành Điều lệ Đảng
Về quy định thi hành Điều lệ Đảng, quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng, Tổng Bí thư nêu rõ: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã thông qua Báo cáo tổng kết việc thi hành Điều lệ Đảng khóa XI; quyết định không sửa đổi, bổ sung Điều lệ Đảng hiện hành. Đại hội giao Ban Chấp hành Trung ương khóa XII hướng dẫn, quy định cụ thể và tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm thi hành nghiêm, thống nhất Điều lệ trong toàn Đảng. Bộ Chính trị đã chỉ đạo Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan có liên quan phối hợp chuẩn bị các tờ trình và dự thảo các quy định.
Tổng Bí thư đề nghị Trung ương nghiên cứu kỹ và có ý kiến, góp ý trực tiếp vào dự thảo các quy định những nội dung mà qua thực tiễn thi hành còn có những vướng mắc, bất cập. Đó là quy định về: Đối tượng, nội dung kiểm tra; thẩm quyền thi hành kỷ luật của chi bộ; việc quy định đảng bộ cơ sở, chi bộ sinh hoạt định kỳ; việc quy định về thời gian dự bị của đảng viên để tính tuổi đảng; việc không phân cấp cụ thể trong xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo và việc quy định đảng viên có quyền khiếu nại đến Ban Chấp hành Trung ương; quy định về điều kiện chỉ định đảng viên ngoài đảng bộ tham gia cấp ủy; quy định chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ bộ phận; hình thức khen thưởng trong Đảng; công tác kiểm tra, giám sát của các tổ chức đảng, nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra các cấp; thi hành kỷ luật và biểu quyết kỷ luật, khiếu nại kỷ luật đảng...
Giới thiệu nhân sự lãnh đạo cấp cao của các cơ quan nhà nước
Về giới thiệu nhân sự lãnh đạo cấp cao của các cơ quan nhà nước nhiệm kỳ 2016 - 2021, Tổng Bí thư nhấn mạnh: Đây là công việc rất hệ trọng. Tại Hội nghị Trung ương 2 khóa XII (tháng 3-2016), Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất cao là cần sớm kiện toàn các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước ngay sau Đại hội để đáp ứng yêu cầu triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.
Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét, bỏ phiếu giới thiệu nhân sự kiện toàn chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và cho ý kiến giới thiệu nhân sự đảm nhiệm 34 chức danh lãnh đạo khác của các cơ quan nhà nước. Tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII (tháng 3-2016), Quốc hội đã bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và bầu hoặc phê chuẩn đối với 34 chức danh lãnh đạo khác của các cơ quan nhà nước.
Đến nay, sau khi bầu được Quốc hội khóa XIV (2016 - 2021), Ban Chấp hành Trung ương có trách nhiệm tiếp tục chuẩn bị và giới thiệu nhân sự để Quốc hội khóa mới bầu hoặc phê chuẩn theo quy định của pháp luật.
Tại Hội nghị này, Bộ Chính trị đề nghị Ban Chấp hành Trung ương xem xét, giới thiệu nhân sự theo hướng: Đối với các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và 34 chức danh lãnh đạo khác của các cơ quan nhà nước đã được Hội nghị Trung ương 2 khóa XII (tháng 3-2016) bỏ phiếu giới thiệu hoặc cho ý kiến thông qua với số phiếu tín nhiệm cao (thấp nhất cũng trên 72%), Ban Chấp hành Trung ương không tiến hành bỏ phiếu giới thiệu hoặc lấy ý kiến lại.
Đối với 13 chức danh còn lại chưa lấy phiếu giới thiệu tại Hội nghị Trung ương 2 và các chức danh có dự kiến thay đổi so với lần trước, Bộ Chính trị xin ý kiến Trung ương bằng phiếu trước khi chính thức giới thiệu để Quốc hội xem xét, bầu hoặc phê chuẩn tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV./.
Cần vận dụng linh hoạt việc triển khai các nhiệm vụ đối ngoại  (04/07/2016)
Thành phố Hồ Chí Minh: Bàn giải pháp giúp cộng đồng doanh nghiệp tự tin, phát triển nhanh và bền vững trong bối cảnh hội nhập  (04/07/2016)
Sẽ thêm nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân 4 tỉnh bị sự cố môi trường  (04/07/2016)
Bộ Tài chính chốt nợ của Chính phủ ở ngưỡng hơn 1,8 triệu tỷ đồng  (04/07/2016)
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện mừng Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Triều Tiên  (04/07/2016)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên