Thành phố Hồ Chí Minh: Bàn giải pháp giúp cộng đồng doanh nghiệp tự tin, phát triển nhanh và bền vững trong bối cảnh hội nhập
21:41, ngày 04-07-2016
TCCSĐT - Sáng 03-7-2016, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị gặp gỡ giữa lãnh đạo Thành phố và doanh nghiệp để thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16-5-2016 của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Đồng chí Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy tham dự và chỉ đạo Hội nghị.
Những kết quả bước đầu
Báo cáo kết quả thực hiện kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2016, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư Trần Thị Bình Minh cho biết: Để cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư và năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, trong thời gian qua Thành phố tiếp tục đẩy mạnh chương trình tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp. Cụ thể, ngân hàng tiếp tục tập trung kết nối vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, bởi vậy dư nợ cho vay ngắn hạn trong 6 tháng đầu năm đối với 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên (xuất khẩu, nông nghiệp và nông thôn, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao) đạt 153.840 tỷ đồng, trong đó cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng cao nhất, đạt 91.204 tỷ đồng, chiếm 59,3% tổng dư nợ cho vay ngắn hạn đối với 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên.
Thông tin về chương trình kích cầu của Thành phố, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, Thành phố đã tổ chức triển khai có hiệu quả thông qua nhiều hình thức, số lượng dự án tham gia tập trung ở các ngành, lĩnh vực theo định hướng đề ra. Vì thế, đến nay Thành phố đã phê duyệt 146 dự án với tổng mức đầu tư 14.937,384 tỷ đồng, số vốn vay được ngân sách hỗ trợ là 6.315,381 tỷ đồng, lũy kế vốn ngân sách đã hỗ trợ cho c ác s dự án tham gia chương trình kích cầu là 843,491 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp đã thực hiện được 71.461,8 tỷ đồng, với 3.293 khách hàng.
Còn đó rất nhiều trăn trở và lo lắng
Nhằm chia sẻ với các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố, đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố khẳng định: Việc Chính phủ ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16-5-2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 là một chủ trương kịp thời và đúng đắn. Trên cơ sở đó, Thành phố đã xây dựng dự thảo kế hoạch thực hiện, dự kiến đến năm 2020 toàn Thành phố sẽ có 500.000 doanh nghiệp hoạt động, có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, trong đó khu vực tư nhân tiếp tục duy trì đóng góp khoảng 60 - 62% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; năng suất lao động tăng khoảng 6,5%/năm; hằng năm có từ 30 - 35% doanh nghiệp có hoạt động đổi mới, sáng tạo. Đồng chí Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh, lãnh đạo Thành phố không chỉ đồng cảm, chia sẻ những khó khăn của doanh nghiệp, mà còn mong muốn các doanh nghiệp thẳng thắn nêu lên những vướng mắc của mình, đồng thời đưa ra cách tháo gỡ để kịp thời có hướng giải quyết, ví dụ như: vướng mắc về vấn đề gì, cái gì cần làm ngay, cái gì cần phải có lộ trình và cách thức giải quyết ra sao, cơ chế chính sách cần điều chỉnh hay bổ sung gì?
Trên tinh thần đó, ý kiến của nhiều doanh nghiệp đánh giá cao vai trò, sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền Thành phố trong những năm qua đối với sự phát triển đi lên của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng, các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và đề nghị Thành phố, Chính phủ quan tâm tháo gỡ.
Theo Tổng Giám đốc, Tổng Công ty Samco Trần Quốc Toản, khi đất nước ta tham gia vào Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TTP), đó cũng là lúc các doanh nghiệp trong nước nói chung và của Thành phố nói riêng phải nâng cao chất lượng sản phẩm đạt chuẩn. Vấn đề các doanh nghiệp trăn trở nhất đó là liên quan đến vấn đề dự báo, các thủ tục, nguyên liệu đầu vào… nếu vấn đề này để doanh nghiệp tự lực thì rất khó, nên đề nghị Chính phủ cần quan tâm hơn. Bên cạnh đó, công tác quản lý xử lý rác thải đã, đang là một vấn đề lớn đòi hỏi tất cả các doanh nghiệp phải quan tâm. Đặc biệt là về nguồn nhân lực phải chú trọng ngay từ nhà trường để các sinh viên khi ra trường có thể tiếp cận và làm việc ngay, tránh đào tạo lại gây ảnh hưởng đến thời gian và tiền của. Đồng tình với ý kiến này, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Dây cáp điện Việt Nam Nguyễn Lộc cho rằng: Chúng ta đang trong tiến trình hội nhập, nhưng dường như sự ưu đãi với doanh nghiệp nước ngoài nhiều hơn các doanh nghiệp trong nước, vấn đề này thể hiện trên nhiều lĩnh vực. Bởi vậy, doanh nghiệp luôn cần có sự công bằng trong môi trường kinh doanh, trong khi ngay cả trong nước, các đơn vị quản lý nhà nước chưa thật sự tạo điều kiện cho doanh nghiệp.
Về mục tiêu đến năm 2020, Thành phố sẽ có 500.000 doanh nghiệp, Giám đốc Hiệp hội cao su nhựa Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Quốc Anh cho rằng không nhất thiết phải đạt cho được con số đó, vấn đề cần làm là nên đưa ra giải pháp như thế nào để nâng cao chất lượng và tầm ảnh hưởng của các doanh nghiệp hiện có đối với thị trường ở khu vực và thế giới. Ông Nguyễn Quốc Anh đề nghị, Thành phố cần đẩy mạnh hiệu quả hơn nữa về chính quyền điện tử, vì nó giúp các doanh nghiệp rút ngắn thời gian khi làm thủ tục; Thành phố cần có chính sách tạo sự yên tâm cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Theo Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Bé, các doanh nghiệp cần rất nhiều, nhưng cần hơn hết là môi trường kinh doanh thông thoáng. Vì thế, Thành phố cần kiến nghị Chính phủ xóa bỏ những cơ chế chưa phù hợp. Tổng Giám đốc, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn Trần Hùng Việt đề nghị cần tổ chức tốt công tác đối thoại giữa lãnh đạo Thành phố với doanh nghiệp mỗi năm 2 lần. Còn đại diện công ty cáp Thịnh Phát, kiến nghị Thành phố và Chính phủ quan tâm ưu tiên cho vay ngoại tệ, ủng hộ tiêu thụ sản phẩm trong nước.
Nâng cao tính gắn kết giữa các doanh nghiệp và khát vọng trong sản xuất kinh doanh
Chia sẻ với các doanh nghiệp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Nguyễn Thành Phong cho rằng, Thành phố luôn muốn lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp, đồng thời nhận thấy, các doanh nghiệp hiện nay đang phải đối diện với 4 thách thức đó là: công nghệ khó khăn; thiếu bình đẳng trong tiếp cận vốn và nguồn nhân lực, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; bất cập về chất lượng quản lý; tính gắn kết giữa các doanh nghiệp. Tiếp đó, đồng chí Nguyễn Thành Phong yêu cầu các doanh nghiệp cần nâng cao đạo đức kinh doanh, phải nâng cao tính hợp tác giữa các doanh nghiệp để cùng phát triển, có những vậy mới tạo được sức mạnh của cộng đồng doanh nghiệp Thành phố. Đồng thời thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp mạnh hơn nữa để vượt qua những rào cản trong bối cảnh hội nhập, có những vậy, chúng ta mới tham gia vào sân chơi lớn một cách tự tin, mạnh mẽ. Bên cạnh đó, các hiệp hội doanh nghiệp phải là cầu nối giữa các doanh nghiệp và chính quyền Thành phố để cùng nhau tháo gỡ kịp thời vướng mắc trong quá trình kinh doanh sản xuất.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Đinh La Thăng yêu cầu: Từ nay, các văn bản của Thành phố khi ban hành phải đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, tránh kiểu văn bản hình thức, cần thiết phải có sự góp ý của cộng đồng doanh nghiệp, có những vậy giữa Đảng bộ, chính quyền với doanh nghiệp mới thực sự gắn kết, tạo điều kiện hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau.
Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh, đất nước đang từng bước hội nhập sâu rộng, nên các doanh nghiệp không nằm ngoài điều kiện đó, vì thế chúng ta phải cùng nhau tìm ra giải pháp để làm sao đến năm 2020 Thành phố có những doanh nghiệp mũi nhọn, có tầm khu vực và thế giới. Để làm được điều đó, đồng chí Bí thư Thành ủy đề nghị Thành phố cần tiếp tục khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh; công khai minh bạch để tạo ra mỗi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp.
Lấy lịch sử của cách mạng Việt Nam làm dẫn chứng, đồng chí Đinh La Thăng khẳng định, nếu chúng ta không có khát vọng, chúng ta không có niềm tin thì chúng ta không có Cuộc cách mạng Tháng Tám thành công, chúng ta không có chiến thẳng Điện Biên Phủ lịch sử và chúng ta cũng không có đại thắng mùa Xuân 1975. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp phải nêu cao khát vọng trong kinh doanh sản xuất, bên cạnh đó các cơ quan chức năng phải tìm ra giải pháp để tạo điều kiện thuận lợi nhất doanh nghiệp. Trong đó, Sở Kế hoạch Đầu tư cần chủ động phối hợp với các hiệp hội để đánh giá sự phát triển của các doanh nghiệp, tìm ra và xây dựng lĩnh vực chủ lực của Thành phố; Thành phố sẽ có những kiến nghị đối với chương trình đào tạo tại các trường đại học để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của sinh viên; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính bằng việc đo độ hài lòng của doanh nghiệp đối với thái độ phục vụ của cán bộ công chức, cũng như việc bàn hành các văn bản chỉ đạo.
Cuối cùng, đồng chí Đinh La Thăng yêu cầu, trong thời gian tới cần làm tốt cơ chế gặp gỡ, trao đổi giữa chính quyền Thành phố với doanh nghiệp; đồng thời Thành phố tiếp tục đề xuất xin ý kiến, chủ trương của Đảng, Nhà nước để có những cơ chế đặc thù cho Thành phố nói chung và doanh nghiệp nói riêng./.
Báo cáo kết quả thực hiện kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2016, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư Trần Thị Bình Minh cho biết: Để cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư và năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, trong thời gian qua Thành phố tiếp tục đẩy mạnh chương trình tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp. Cụ thể, ngân hàng tiếp tục tập trung kết nối vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, bởi vậy dư nợ cho vay ngắn hạn trong 6 tháng đầu năm đối với 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên (xuất khẩu, nông nghiệp và nông thôn, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao) đạt 153.840 tỷ đồng, trong đó cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng cao nhất, đạt 91.204 tỷ đồng, chiếm 59,3% tổng dư nợ cho vay ngắn hạn đối với 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên.
Thông tin về chương trình kích cầu của Thành phố, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, Thành phố đã tổ chức triển khai có hiệu quả thông qua nhiều hình thức, số lượng dự án tham gia tập trung ở các ngành, lĩnh vực theo định hướng đề ra. Vì thế, đến nay Thành phố đã phê duyệt 146 dự án với tổng mức đầu tư 14.937,384 tỷ đồng, số vốn vay được ngân sách hỗ trợ là 6.315,381 tỷ đồng, lũy kế vốn ngân sách đã hỗ trợ cho c ác s dự án tham gia chương trình kích cầu là 843,491 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp đã thực hiện được 71.461,8 tỷ đồng, với 3.293 khách hàng.
Còn đó rất nhiều trăn trở và lo lắng
Nhằm chia sẻ với các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố, đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố khẳng định: Việc Chính phủ ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16-5-2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 là một chủ trương kịp thời và đúng đắn. Trên cơ sở đó, Thành phố đã xây dựng dự thảo kế hoạch thực hiện, dự kiến đến năm 2020 toàn Thành phố sẽ có 500.000 doanh nghiệp hoạt động, có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, trong đó khu vực tư nhân tiếp tục duy trì đóng góp khoảng 60 - 62% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; năng suất lao động tăng khoảng 6,5%/năm; hằng năm có từ 30 - 35% doanh nghiệp có hoạt động đổi mới, sáng tạo. Đồng chí Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh, lãnh đạo Thành phố không chỉ đồng cảm, chia sẻ những khó khăn của doanh nghiệp, mà còn mong muốn các doanh nghiệp thẳng thắn nêu lên những vướng mắc của mình, đồng thời đưa ra cách tháo gỡ để kịp thời có hướng giải quyết, ví dụ như: vướng mắc về vấn đề gì, cái gì cần làm ngay, cái gì cần phải có lộ trình và cách thức giải quyết ra sao, cơ chế chính sách cần điều chỉnh hay bổ sung gì?
Trên tinh thần đó, ý kiến của nhiều doanh nghiệp đánh giá cao vai trò, sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền Thành phố trong những năm qua đối với sự phát triển đi lên của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng, các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và đề nghị Thành phố, Chính phủ quan tâm tháo gỡ.
Theo Tổng Giám đốc, Tổng Công ty Samco Trần Quốc Toản, khi đất nước ta tham gia vào Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TTP), đó cũng là lúc các doanh nghiệp trong nước nói chung và của Thành phố nói riêng phải nâng cao chất lượng sản phẩm đạt chuẩn. Vấn đề các doanh nghiệp trăn trở nhất đó là liên quan đến vấn đề dự báo, các thủ tục, nguyên liệu đầu vào… nếu vấn đề này để doanh nghiệp tự lực thì rất khó, nên đề nghị Chính phủ cần quan tâm hơn. Bên cạnh đó, công tác quản lý xử lý rác thải đã, đang là một vấn đề lớn đòi hỏi tất cả các doanh nghiệp phải quan tâm. Đặc biệt là về nguồn nhân lực phải chú trọng ngay từ nhà trường để các sinh viên khi ra trường có thể tiếp cận và làm việc ngay, tránh đào tạo lại gây ảnh hưởng đến thời gian và tiền của. Đồng tình với ý kiến này, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Dây cáp điện Việt Nam Nguyễn Lộc cho rằng: Chúng ta đang trong tiến trình hội nhập, nhưng dường như sự ưu đãi với doanh nghiệp nước ngoài nhiều hơn các doanh nghiệp trong nước, vấn đề này thể hiện trên nhiều lĩnh vực. Bởi vậy, doanh nghiệp luôn cần có sự công bằng trong môi trường kinh doanh, trong khi ngay cả trong nước, các đơn vị quản lý nhà nước chưa thật sự tạo điều kiện cho doanh nghiệp.
Về mục tiêu đến năm 2020, Thành phố sẽ có 500.000 doanh nghiệp, Giám đốc Hiệp hội cao su nhựa Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Quốc Anh cho rằng không nhất thiết phải đạt cho được con số đó, vấn đề cần làm là nên đưa ra giải pháp như thế nào để nâng cao chất lượng và tầm ảnh hưởng của các doanh nghiệp hiện có đối với thị trường ở khu vực và thế giới. Ông Nguyễn Quốc Anh đề nghị, Thành phố cần đẩy mạnh hiệu quả hơn nữa về chính quyền điện tử, vì nó giúp các doanh nghiệp rút ngắn thời gian khi làm thủ tục; Thành phố cần có chính sách tạo sự yên tâm cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Theo Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Bé, các doanh nghiệp cần rất nhiều, nhưng cần hơn hết là môi trường kinh doanh thông thoáng. Vì thế, Thành phố cần kiến nghị Chính phủ xóa bỏ những cơ chế chưa phù hợp. Tổng Giám đốc, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn Trần Hùng Việt đề nghị cần tổ chức tốt công tác đối thoại giữa lãnh đạo Thành phố với doanh nghiệp mỗi năm 2 lần. Còn đại diện công ty cáp Thịnh Phát, kiến nghị Thành phố và Chính phủ quan tâm ưu tiên cho vay ngoại tệ, ủng hộ tiêu thụ sản phẩm trong nước.
Nâng cao tính gắn kết giữa các doanh nghiệp và khát vọng trong sản xuất kinh doanh
Chia sẻ với các doanh nghiệp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Nguyễn Thành Phong cho rằng, Thành phố luôn muốn lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp, đồng thời nhận thấy, các doanh nghiệp hiện nay đang phải đối diện với 4 thách thức đó là: công nghệ khó khăn; thiếu bình đẳng trong tiếp cận vốn và nguồn nhân lực, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; bất cập về chất lượng quản lý; tính gắn kết giữa các doanh nghiệp. Tiếp đó, đồng chí Nguyễn Thành Phong yêu cầu các doanh nghiệp cần nâng cao đạo đức kinh doanh, phải nâng cao tính hợp tác giữa các doanh nghiệp để cùng phát triển, có những vậy mới tạo được sức mạnh của cộng đồng doanh nghiệp Thành phố. Đồng thời thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp mạnh hơn nữa để vượt qua những rào cản trong bối cảnh hội nhập, có những vậy, chúng ta mới tham gia vào sân chơi lớn một cách tự tin, mạnh mẽ. Bên cạnh đó, các hiệp hội doanh nghiệp phải là cầu nối giữa các doanh nghiệp và chính quyền Thành phố để cùng nhau tháo gỡ kịp thời vướng mắc trong quá trình kinh doanh sản xuất.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Đinh La Thăng yêu cầu: Từ nay, các văn bản của Thành phố khi ban hành phải đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, tránh kiểu văn bản hình thức, cần thiết phải có sự góp ý của cộng đồng doanh nghiệp, có những vậy giữa Đảng bộ, chính quyền với doanh nghiệp mới thực sự gắn kết, tạo điều kiện hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau.
Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh, đất nước đang từng bước hội nhập sâu rộng, nên các doanh nghiệp không nằm ngoài điều kiện đó, vì thế chúng ta phải cùng nhau tìm ra giải pháp để làm sao đến năm 2020 Thành phố có những doanh nghiệp mũi nhọn, có tầm khu vực và thế giới. Để làm được điều đó, đồng chí Bí thư Thành ủy đề nghị Thành phố cần tiếp tục khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh; công khai minh bạch để tạo ra mỗi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp.
Lấy lịch sử của cách mạng Việt Nam làm dẫn chứng, đồng chí Đinh La Thăng khẳng định, nếu chúng ta không có khát vọng, chúng ta không có niềm tin thì chúng ta không có Cuộc cách mạng Tháng Tám thành công, chúng ta không có chiến thẳng Điện Biên Phủ lịch sử và chúng ta cũng không có đại thắng mùa Xuân 1975. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp phải nêu cao khát vọng trong kinh doanh sản xuất, bên cạnh đó các cơ quan chức năng phải tìm ra giải pháp để tạo điều kiện thuận lợi nhất doanh nghiệp. Trong đó, Sở Kế hoạch Đầu tư cần chủ động phối hợp với các hiệp hội để đánh giá sự phát triển của các doanh nghiệp, tìm ra và xây dựng lĩnh vực chủ lực của Thành phố; Thành phố sẽ có những kiến nghị đối với chương trình đào tạo tại các trường đại học để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của sinh viên; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính bằng việc đo độ hài lòng của doanh nghiệp đối với thái độ phục vụ của cán bộ công chức, cũng như việc bàn hành các văn bản chỉ đạo.
Cuối cùng, đồng chí Đinh La Thăng yêu cầu, trong thời gian tới cần làm tốt cơ chế gặp gỡ, trao đổi giữa chính quyền Thành phố với doanh nghiệp; đồng thời Thành phố tiếp tục đề xuất xin ý kiến, chủ trương của Đảng, Nhà nước để có những cơ chế đặc thù cho Thành phố nói chung và doanh nghiệp nói riêng./.
Sẽ thêm nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân 4 tỉnh bị sự cố môi trường  (04/07/2016)
Bộ Tài chính chốt nợ của Chính phủ ở ngưỡng hơn 1,8 triệu tỷ đồng  (04/07/2016)
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện mừng Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Triều Tiên  (04/07/2016)
Phát biểu của Tổng Bí thư tại khai mạc Hội nghị Trung ương Đảng  (04/07/2016)
Khai mạc Hội nghị Trung ương 3 khóa XII  (04/07/2016)
Khai mạc Hội nghị Trung ương 3 khóa XII  (04/07/2016)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay