Phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam
TCCSĐT - Ngày 24-5-2016, tại Hà Nội, Tổng Cục Năng lượng, Bộ Công Thương và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp tổ chức Hội thảo về Phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam với sự tham dự của nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế.
Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam (đến năm 2030, tầm nhìn 2050) nhằm cắt giảm đáng kể các mức phát thải khí nhà kính của Việt Nam vào năm 2030 và giúp thực hiện Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định (Đóng góp INDC) cho Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu được Chính phủ phê duyệt tháng 11-2015 với mục tiêu chung là giảm 25% phát thải khí nhà kính của Việt Nam. Như vậy, phần lớn các hộ gia đình sẽ được tiếp cận với các dịch vụ năng lượng đáng tin cậy, bền vững và hiện đại với giá cả phải chăng vào năm 2030.
Theo ông Phạm Trọng Thực, Vụ trưởng Vụ Năng lượng mới và tái tạo, Tổng Cục Năng lượng, Bộ Công Thương, một trong những trọng tâm của chiến lược năng lượng tái tạo là ưu tiên các công nghệ đã được công nhận trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, bao gồm thủy điện, năng lượng gió, mặt trời, năng lượng sinh khối và khí sinh học. Chiến lược này nhằm khuyến khích và huy động mọi nguồn lực từ xã hội, phát triển năng lượng tái tạo với giá hợp lý để tăng dần thị phần năng lượng tái tạo trong tổng sản lượng và tiêu dùng năng lượng quốc gia. Điều này sẽ giúp giảm phụ thuộc vào các nguồn hóa thạch, góp phần cải thiện an ninh năng lượng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Tại Hội thảo, Cơ quan Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) trình bày về Chương trình phát triển năng lượng gió ở Việt Nam; UNDP chia sẻ nghiên cứu mới về “Xanh hóa nguồn năng điện hỗn hợp: Chính sách mở rộng quang điện mặt trời ở Việt Nam”.
Nghiên cứu của UNDP nhấn mạnh lợi thế của quang điện mặt trời và khuyến nghị các biện pháp nhằm thúc đẩy phát triển năng lượng. Nghiên cứu cho thấy, quang điện mặt trời có rất ít tác động tiêu cực đối với môi trường, sức khỏe và sinh kế trong khi phát điện từ năng lượng mặt trời có thể giúp các cộng đồng ở vùng sâu, vùng xa và hải đảo cũng như các doanh nghiệp lớn và nhỏ cải thiện việc cung cấp điện và giảm hóa đơn tiền điện. UNDP khuyến nghị cần điều tiết mức “Giá bán cho lưới điện” (FiT) là 15 xu USD/kwh đối với các nhà máy quang điện mặt trời trên đất liền và 19 xu USD/ kwh đối với các nhà máy điện ngoài đảo trong vòng 20 năm. UNDP cũng khuyến nghị cần hỗ trợ tài chính cho các hệ thống quang điện mặt trời độc lập cũng như hòa lưới ở các vùng sâu và hải đảo, đồng thời có các chính sách ưu đãi nhằm giảm chi phí đầu tư vào các nhà máy quang điện mặt trời, hệ thống điện mặt trời trên nóc nhà và các hệ thống quang điện mặt trời cộng đồng.
Ông Bakhodir Burkhanov, Phó Giám đốc quốc gia UNDP tại Việt Nam cho biết: “Trên thế giới, kỹ thuật và tài chính năng lượng tái tạo đang thay đổi tích cực và nhanh chóng, vì vậy, Việt Nam cần tiếp cận và tận dụng những đổi thay này. Việt Nam cần có chính sách và hướng dẫn cụ thể nhằm khuyến khích việc áp dụng giao thông điện, túi ủ khí sinh học và lắp đặt các tấm quang điện mặt trời trên nóc nhà, như ở Tòa nhà Xanh - Một Liên hợp quốc với chi phí sử dụng điện giảm đáng kể nhưng lại góp phần bảo vệ môi trường”. Đại diện UNDP hoan nghênh Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam và cho biết, UNDP luôn sẵn sàng cùng các đối tác phát triển khác hỗ trợ xây dựng lộ trình thực hiện chiến lược này.
Các đại biểu nhất trí năng lượng tái tạo là tương lai của ngành điện Việt Nam và thị trường năng lượng tái tạo của Việt Nam được đánh giá có tiềm năng rất lớn. Do đó, cần có chính sách đúng đắn để thực hiện những cam kết và tối ưu hóa lợi ích từ năng lượng tái tạo./.
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 16 đến ngày 22-5-2016)  (24/05/2016)
Ông Obama phát biểu trước hơn 2.000 học sinh, sinh viên Hà Nội  (24/05/2016)
Luật sư Việt-Lào chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình hành nghề  (24/05/2016)
Cựu chiến binh Mỹ ủng hộ dỡ bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam  (24/05/2016)
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ ấn định thời điểm thăm Việt Nam  (24/05/2016)
Lãnh đạo Lào đánh giá cao sự hợp tác giữa Bộ quốc phòng Việt-Lào  (24/05/2016)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên