Bài phát biểu của Chủ tịch nước tại buổi tiếp đại biểu doanh nhân Việt Nam
Chiều 16-5-2016, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tiếp Đoàn đại biểu doanh nhân Việt Nam. TCCSĐT trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Thưa các đồng chí lãnh đạo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Thưa các doanh nhân tiêu biểu!
Trong không khí cả nước đang tích cực chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, kỷ niệm 126 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, hôm nay, tôi rất vui mừng gặp mặt doanh nhân Việt Nam tiêu biểu trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đúng vào dịp Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 05 năm thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị (khóa XI) và triển khai Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị (khóa XII) về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi gửi tới các đồng chí lãnh đạo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các doanh nhân tiêu biểu lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Thưa các đồng chí và các doanh nhân!
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp, phát huy vai trò của doanh nhân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Ngay sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, các nhà công thương Hà Nội là giới chức xã hội đầu tiên được Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tại Phủ Chủ tịch, điều đó cho thấy Bác Hồ đặc biệt coi trọng phát triển doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân trong công cuộc chấn hưng kinh tế nước nhà. Qua đó, các doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân Việt Nam đã trưởng thành lớn mạnh về mọi mặt, từng bước nâng cao uy tín, thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp, khẳng định vị trí, vai trò to lớn của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước. Từ khoảng mười nghìn doanh nghiệp cách đây 25 năm, đến nay nước ta đã có hàng trăm nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, cùng hàng triệu hộ kinh doanh cá thể, trong đó các doanh nghiệp khu vực tư nhân ngày càng phát triển, thể hiện tính năng động, sáng tạo, hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo ra hàng triệu việc làm mới, góp phần xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, tài chính thế giới thì tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn ở mức tương đối cao, thành tựu này có đóng góp quan trọng từ sự nỗ lực, sức chịu đựng bền bỉ của các doanh nghiệp nước ta.
Trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tôi hoan nghênh các doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân đã triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị với các chương trình hành động, cụ thể hóa bằng các phong trào thi đua lao động sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, thu hút đông đảo người lao động tích cực tham gia. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân đã đạt được kết quả quan trọng, tạo chuyển biến tích cực về phẩm chất đạo đức, lối sống, tinh thần trách nhiệm trong công việc của đội ngũ doanh nhân và người lao động, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng các doanh nghiệp.
Những kết quả, thành tích xuất sắc của các doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao, tặng nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi chúc mừng và nhiệt liệt biểu dương những kết quả, thành tích mà các doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân Việt Nam đạt được trong thời gian qua.
Thưa các đồng chí và các doanh nhân!
Công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã trải qua 30 năm và giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đang đứng trước tiền đồ hết sức vẻ vang. Tuy nhiên, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi cơ bản, đất nước ta cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Việc Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và một loạt các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới (FTA)… đã được ký kết và có hiệu lực trong thời gian tới sẽ đem lại cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam những thời cơ và thách thức to lớn. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về số lượng, chất lượng, có năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức, ý thức công dân, trách nhiệm xã hội, hoạt động hiệu quả, sức cạnh tranh cao có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Để Việt Nam không rơi vào “bẫy thu nhập trung bình” và chủ động hội nhập thành công, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đặt nhiều kỳ vọng vào các doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân. Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đã khẳng định doanh nhân là một trong bốn lực lượng chủ yếu trong thời kỳ mới của cách mạng, đó là giai cấp công nhân, nông dân, đội ngũ trí thức và doanh nhân Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã dạy: “Việc nước và việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau. Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là các sự kinh doanh của các nhà công nghiệp, thương nghiệp thịnh vượng. Vậy tôi mong giới Công - Thương nỗ lực và khuyên các nhà công nghiệp và thương nghiệp mau mau… cùng đem vốn vào làm những công cuộc ích quốc lợi dân”.
Tôi đề nghị các doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân Việt Nam triển khai, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Nỗ lực phấn đấu xây dựng hình ảnh doanh nhân có bản sắc Việt Nam; nêu cao tinh thần tự hào dân tộc, đạo đức kinh doanh, phát huy quyền làm chủ và thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; có khát vọng vươn lên làm giàu cho mình, cho đất nước; có trách nhiệm với người lao động, có văn hóa kinh doanh; chủ động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực, trốn, lậu thuế, gian lận thương mại, mất vệ sinh, an toàn thực phẩm…, tích cực tham gia phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Đẩy mạnh tái cơ cấu, tổ chức lại sản xuất, kinh doanh, ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến, nâng cao năng lực quản trị, năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh. Tăng cường liên kết, hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp, doanh nhân với công nhân, nông dân và các nhà khoa học cũng như liên kết trong sản xuất, kinh doanh, xây dựng thương hiệu, hình thành chuỗi cung ứng/chuỗi sản xuất/chuỗi giá trị trong nước, khu vực và toàn cầu. Tích cực tham gia các hoạt động bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật về doanh nghiệp, doanh nhân nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan tâm xây dựng, củng cố, phát triển tổ chức Đảng, các tổ chức quần chúng trong doanh nghiệp, hướng hoạt động của doanh nghiệp, doanh nhân vào mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, đất nước. Khuyến khích các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo ra nhiều của cải cho xã hội, tôn vinh sự cống hiến của doanh nghiệp, doanh nhân, nuôi dưỡng khát vọng vươn lên của doanh nhân Việt Nam. Động viên các tầng lớp nhân dân tích cực ủng hộ doanh nghiệp Việt Nam thông qua các phong trào, hành động thiết thực như “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”… Phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trong hỗ trợ, phát triển cộng đồng doanh nghiệp, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi để doanh nghiệp phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Thưa các đồng chí và các doanh nhân!
Với bề dày truyền thống và tinh thần, ý chí vươn lên, tôi tin tưởng sâu sắc rằng, đội ngũ doanh nhân Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, xứng đáng là động lực quan trọng trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Chúc các đồng chí, các doanh nhân sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
Xin trân trọng cảm ơn!./.
Ủy ban bầu cử quốc gia giám sát bầu cử tại Bình Phước  (16/05/2016)
Phiên họp của Tiểu ban Nhân sự và giải quyết khiếu nại, tố cáo  (16/05/2016)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp đại biểu doanh nhân Việt Nam  (16/05/2016)
Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021  (16/05/2016)
Sử dụng tài nguyên hiệu quả giúp giảm lượng khai thác và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế  (16/05/2016)
Trao quyết định Bí thư Đảng ủy Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh  (16/05/2016)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay