Báo chí Lào đưa đậm chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư Lào
Báo chí Lào số ra ngày 28-4 đều trang trọng đăng trên trang nhất tin, bài, ảnh và toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Lào về chuyến thăm hữu nghị, chính thức của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Volachith tới Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Trong bài viết của mình, báo PathetLao (Đất nước Lào) cho biết, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Volachith đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm hữu nghị chính thức tới Việt Nam; khẳng định, trong thời gian ở thăm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Volachith và Đoàn đại biểu cấp cao của Lào đã nhận được sự đón tiếp hết sức chân tình và trọng thị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội và nhân dân Việt Nam anh em.
Bài báo đã điểm lại những hoạt động chính của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào trong thời gian ở thăm Việt Nam.
Ngoài các cuộc hội đàm, gặp gỡ song phương, Tổng Bí thư Bounnhang Volachith và Đoàn đến đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ; viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; thăm Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, nơi đang có trên 400 học sinh Lào đang theo học.
Bài báo nhấn mạnh, chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam là hoạt động ngoại giao tại nước ngoài đầu tiên của ông Bounnhang Volachith sau khi đồng chí được bầu làm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, điều này thể hiện Lào luôn coi trọng quan hệ với Việt Nam.
Bên cạnh bài viết, tờ báo này cũng dành toàn trang 2 để đăng toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Lào.
Tờ PasasonLao (Nhân dân Lào) tập trung chủ yếu vào việc thuật lại chi tiết các hoạt động của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Volachith tại Việt Nam, trong đó tờ PasasonLao nhấn mạnh: “Lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước đánh giá cao và vui mừng nhận thấy, dù tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động, nhưng hợp tác toàn diện đặc biệt giữa hai nước Việt Nam và Lào vẫn tiếp tục được phát huy ở cả chiều rộng và chiều sâu.
Quan hệ chính trị tiếp tục được củng cố, hai bên thường xuyên trao đổi các chuyến trao đổi thăm viếng cấp cao; quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục, văn hóa và khoa học công nghệ liên tục được mở rộng, đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai nước”.
Trong khi đó, tờ Vientiane Times dành nhiều thời lượng để nói về chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Bounnhang Volachith tới Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Bài báo trích phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Volachith tại Học viện, khẳng định đa số các quan chức cấp cao của Lào đều từng theo học tại Học viện. Đây hiện là nguồn nhân lực vô cùng quý giá, đóng góp cho sự phát triển và bảo vệ tổ quốc của Lào, đồng thời cũng là “cầu nối,” là “hạt nhân” để tiếp tục phát triển mối quan hệ gắn bó và hiếm có giữa hai nước Lào - Việt Nam.
Đặc biệt, tờ LaoPhatthana (Lào Phát triển) của Hội Nhà báo Lào đăng rất trang trọng bài và ảnh với tiêu đề “Kết quả chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Volachith”.
Sau khi điểm những nét chính nổi bật của chuyến thăm, bài báo đã đề cập tới sự thống nhất của lãnh đạo hai nước về vấn đề Biển Đông, trong đó khẳng định: “Hai bên nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn ở Biển Đông; nhất trí thúc đẩy giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế; cùng các bên thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) nhằm giữ gìn hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới”.
Trước đó, trong các ngày 26 và 27-4, các báo Lào đều đưa tin, bài và ảnh đậm nét về các hoạt động, cũng như sự đón tiếp trọng thị của Việt Nam dành cho Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Volachith tới Việt Nam./.
Việt Nam cam kết thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác giữa ASEAN và Mỹ  (28/04/2016)
Điện mừng lãnh đạo Nhà nước  (28/04/2016)
Thành phố Hồ Chí Minh: Tăng cường cải thiện môi trường đầu tư để thu hút nguồn lực trong và ngoài nước  (28/04/2016)
Tương lai khó đoán định cho hòa bình ở Syria  (28/04/2016)
Báo cáo phát triển con người khu vực châu Á - Thái Bình Dương  (28/04/2016)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên