WB đánh giá cao kết quả của Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội
Chiều 30-3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, bằng sự nỗ lực của chính mình và bằng sự hợp tác, hỗ trợ hiệu quả của cộng đồng quốc tế, trong đó có WB, Việt Nam đã đạt được những thành tựu toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, thoát khỏi nước nghèo, kém phát triển thành nước có thu nhập trung bình.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức phải đối mặt, vượt qua, nhất là về nâng cao trình độ phát triển, năng lực cạnh tranh, giảm nghèo bền vững, phát triển y tế, giáo dục, bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, khắc phục hậu quả các cuộc chiến tranh xâm lược, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Vì vậy, bên cạnh sự nỗ lực tự thân, Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, trong đó có WB.
Với tinh thần đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn và đề nghị WB tiếp tục ủng hộ, hỗ trợ Việt Nam về nguồn lực, tư vấn chính sách, trợ giúp kỹ thuật trong quá trình thực hiện thành công các mục tiêu phát triển, không bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình, giữ vững được những thành quả đạt được và tiếp tục vươn lên, phát triển nhanh, bền vững.
Nhất là hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng, giảm nghèo bền vững, phát triển y tế, giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực; ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng mong muốn WB với uy tín quốc tế của mình, tiếp tục có tiếng nói với các quốc gia về việc cùng nhau khai thác hiệu quả, bền vững các tài nguyên sông Mekong, trong đó có tài nguyên nước.
Tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá kết quả tốt đẹp đạt được trong chuyến thăm làm việc tại Việt Nam của Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Jim Yong Kim hồi tháng 2 vừa qua cũng như đánh giá cao các cơ quan chức năng của Việt Nam và WB đã phối hợp chặt chẽ trong xây dựng "Báo cáo Việt Nam 2035 - Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ” với các mục tiêu, khuyến nghị rất cụ thể, phù hợp với định hướng phát triển bao trùm của Việt Nam.
Về phần mình, bà Victoria Kwakwa cho biết, WB tại Việt Nam đang hết sức nỗ lực phối hợp với các bộ, ngành Việt Nam triển khai hiệu quả các thỏa thuận đạt được trong chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam của Chủ tịch WB Jim Yong Kim vừa qua cũng như phối hợp trong triển khai thực hiện các nội dung, mục tiêu trong sản phẩm chung - Báo cáo Việt Nam 2035.
Bà Victoria Kwakwa cũng cho biết WB đánh giá cao những kết quả mà Việt Nam đã đạt được trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong ứng phó với khủng hoảng toàn cầu, giữ vững sự ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì đà tăng trưởng hợp lý và trong khó khăn, Việt Nam luôn bảo đảm được an sinh xã hội và phúc lợi xã hội.
WB cam kết sẽ làm việc với các đối tác để tìm ra những cách thức và lộ trình phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam nhằm bảo đảm nguồn tài chính hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển ưu tiên cũng như bảo đảm khả năng trả nợ bền vững của ngân sách.
Bà Victoria Kwakwa cũng chia sẻ với những khó khăn, thiệt hại mà Việt Nam đang phải gánh chịu do hậu quả của tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra gay gắt ở miền Trung, Tây Nguyên và đồng bằng Sông Cửu Long; khẳng định WB tại Việt Nam hiện đang làm việc tích cực với các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam để góp phần hỗ trợ Việt Nam ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và những hiện tượng thời tiết cực đoan, cả trong ngắn hạn cũng như trung và dài hạn.
“WB tự hào vì được tham gia một phần vào quá trình phát triển của Việt Nam. Chúng tôi luôn sát cánh, hỗ trợ Việt Nam thực hiện các mục tiêu phát triển của mình” - bà Victoria Kwakwa nói./.
Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm virus Zika  (30/03/2016)
Thủ tướng đề nghị Mặt trận Tổ quốc tăng phản biện chính sách  (30/03/2016)
Chủ tịch nước mong WB hỗ trợ Việt Nam đối phó xâm nhập mặn  (30/03/2016)
ASEAN trong “Hành động hướng Đông” của Ấn Độ  (30/03/2016)
Đối thoại thanh niên ''Công dân tuổi 18 với bầu cử Quốc hội''  (29/03/2016)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên