Y tế công, tư phải hợp tác vì nhân dân
21:12, ngày 27-02-2016
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh điều này khi đến thăm Bệnh viện đa khoa Thanh Hóa, Bệnh viện đa khoa Hợp Lực nhân dịp kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27-02-2016.
Trao đổi với lãnh đạo hai bệnh viện, Phó Thủ tướng cho rằng vấn đề lớn nhất đặt ra đối với các bệnh viện hiện nay là phải giải quyết cả bài toán tài chính và câu chuyện chuyên môn. Từ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động hiện nay của hai bệnh viện, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, cần thiết phải có cơ chế để các bác sĩ, điều dưỡng viên giỏi của các bệnh viện công lập sang làm việc tại các bệnh viện tư nhân với thời gian nhất định hằng ngày, hằng tuần.
Những y, bác sĩ này, ngoài phần thu nhập được bệnh viện tư nhân chi trả thì bệnh viện công lập nơi cán bộ y tế đó công tác cũng sẽ nhận được phần chi phí tương ứng. Điều đó vừa giúp giải quyết bài toán tài chính cho các bệnh viện công lập, vừa giúp đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, uy tín cho bệnh viện tư nhân. Không những thế, các bệnh viện công lập ở Thanh Hóa cần chủ động nghiên cứu, đề xuất mô hình xây dựng, vận hành những khu điều trị, khám chữa bệnh tự nguyện dành cho bệnh nhân có thu nhập cao và phân công cán bộ y tế, bác sĩ sang làm việc luân phiên…
Theo Phó Thủ tướng, để có một bác sĩ, điều dưỡng viên giỏi phải mất rất nhiều năm, nên cần coi đây là “tài sản” chung của đất nước chứ không của riêng bệnh viện nào. Bác sĩ, điều dưỡng viên đó chỉ làm việc một nơi thì công tác đào tạo sẽ bị giới hạn ở đơn vị đó. Nhưng nếu có cơ chế để làm việc thêm ở những cơ sở y tế khác, cán bộ y tế đó sẽ tham gia đào tạo, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn y tế được nhiều hơn. “Có rất nhiều mô hình, cơ chế để huy động nguồn lực xã hội đầu tư cho y tế nhưng đòi hỏi các bệnh viện công lập phải tự chủ mạnh mẽ hơn nữa, đồng thời có cơ chế hỗ trợ tối đa thay vì coi bệnh viện tư nhân là đối thủ cạnh tranh”, Phó Thủ tướng chia sẻ.
Trước tình trạng số giường bệnh của khối y tế ngoài công lập chỉ chiếm chưa tới 10% tổng số giường bệnh trên cả nước, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, rất cần khuyến khích y tế tư nhân phát triển, nhất là mô hình phi lợi nhuận, như một “đầu đòn gánh” để cân bằng với đầu kia là y tế công lập. Từ đó đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của mọi người dân; giảm tải cho các bệnh viện công lập; giảm tình trạng mỗi năm người Việt chi tới hàng tỉ USD để khám chữa bệnh ở nước ngoài…
Làm việc với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, chiều 27-02, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng với đặc thù có nhiều loại địa hình (đồng bằng, miền núi, hải đảo), tiềm năng phát triển rất lớn, Thanh Hóa cần mạnh dạn hơn nữa trong triển khai các mô hình, cơ chế mới trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, an sinh xã hội… trên tinh thần thí điểm, cái gì vướng thì khẩn trương tháo gỡ.
Phó Thủ tướng lấy ví dụ: Trong lĩnh vực y tế, quan điểm của chúng ta là khuyến khích mọi cơ chế, chính sách để phát triển y tế ngoài công lập và những gì khó khăn vướng mắc của các cơ sở y tế cần phải tháo gỡ ngay trên tinh thần không phân biệt công, tư. Bởi vì suy cho cùng, dù công lập hay tư nhân thì cũng phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân.
“Chúng ta làm đã rất tốt nhưng phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa. Những gì các đồng chí đang thấy bất cập thì trên phạm vi cả nước cũng có nhiều địa phương gặp phải và những gì Thanh Hóa có sáng kiến thực hiện theo các chủ trương, nghị quyết của Chính phủ sẽ đóng góp cho quá trình xây dựng chính sách ở tầm vĩ mô của các cơ quan quản lý nhà nước. Từ đó tạo ra những mô hình chuyển đổi tốt hơn”, Phó Thủ tướng nói.
Thanh Hóa hiện có 12 bệnh viện tuyến tỉnh, 25 bệnh viện tuyến huyện, 10 bệnh viện ngoài công lập, 2 bệnh viện Trung ương, 8 trung tâm y tế tuyến tỉnh, 637 trạm y tế xã, phường, thị trấn… với 17.144 cán bộ y tế. Số người tham gia bảo hiểm y tế đạt tỷ lệ 76,14%, tương đương khoảng 2,96 triệu người./.
Những y, bác sĩ này, ngoài phần thu nhập được bệnh viện tư nhân chi trả thì bệnh viện công lập nơi cán bộ y tế đó công tác cũng sẽ nhận được phần chi phí tương ứng. Điều đó vừa giúp giải quyết bài toán tài chính cho các bệnh viện công lập, vừa giúp đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, uy tín cho bệnh viện tư nhân. Không những thế, các bệnh viện công lập ở Thanh Hóa cần chủ động nghiên cứu, đề xuất mô hình xây dựng, vận hành những khu điều trị, khám chữa bệnh tự nguyện dành cho bệnh nhân có thu nhập cao và phân công cán bộ y tế, bác sĩ sang làm việc luân phiên…
Theo Phó Thủ tướng, để có một bác sĩ, điều dưỡng viên giỏi phải mất rất nhiều năm, nên cần coi đây là “tài sản” chung của đất nước chứ không của riêng bệnh viện nào. Bác sĩ, điều dưỡng viên đó chỉ làm việc một nơi thì công tác đào tạo sẽ bị giới hạn ở đơn vị đó. Nhưng nếu có cơ chế để làm việc thêm ở những cơ sở y tế khác, cán bộ y tế đó sẽ tham gia đào tạo, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn y tế được nhiều hơn. “Có rất nhiều mô hình, cơ chế để huy động nguồn lực xã hội đầu tư cho y tế nhưng đòi hỏi các bệnh viện công lập phải tự chủ mạnh mẽ hơn nữa, đồng thời có cơ chế hỗ trợ tối đa thay vì coi bệnh viện tư nhân là đối thủ cạnh tranh”, Phó Thủ tướng chia sẻ.
Trước tình trạng số giường bệnh của khối y tế ngoài công lập chỉ chiếm chưa tới 10% tổng số giường bệnh trên cả nước, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, rất cần khuyến khích y tế tư nhân phát triển, nhất là mô hình phi lợi nhuận, như một “đầu đòn gánh” để cân bằng với đầu kia là y tế công lập. Từ đó đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của mọi người dân; giảm tải cho các bệnh viện công lập; giảm tình trạng mỗi năm người Việt chi tới hàng tỉ USD để khám chữa bệnh ở nước ngoài…
Làm việc với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, chiều 27-02, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng với đặc thù có nhiều loại địa hình (đồng bằng, miền núi, hải đảo), tiềm năng phát triển rất lớn, Thanh Hóa cần mạnh dạn hơn nữa trong triển khai các mô hình, cơ chế mới trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, an sinh xã hội… trên tinh thần thí điểm, cái gì vướng thì khẩn trương tháo gỡ.
Phó Thủ tướng lấy ví dụ: Trong lĩnh vực y tế, quan điểm của chúng ta là khuyến khích mọi cơ chế, chính sách để phát triển y tế ngoài công lập và những gì khó khăn vướng mắc của các cơ sở y tế cần phải tháo gỡ ngay trên tinh thần không phân biệt công, tư. Bởi vì suy cho cùng, dù công lập hay tư nhân thì cũng phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân.
“Chúng ta làm đã rất tốt nhưng phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa. Những gì các đồng chí đang thấy bất cập thì trên phạm vi cả nước cũng có nhiều địa phương gặp phải và những gì Thanh Hóa có sáng kiến thực hiện theo các chủ trương, nghị quyết của Chính phủ sẽ đóng góp cho quá trình xây dựng chính sách ở tầm vĩ mô của các cơ quan quản lý nhà nước. Từ đó tạo ra những mô hình chuyển đổi tốt hơn”, Phó Thủ tướng nói.
Thanh Hóa hiện có 12 bệnh viện tuyến tỉnh, 25 bệnh viện tuyến huyện, 10 bệnh viện ngoài công lập, 2 bệnh viện Trung ương, 8 trung tâm y tế tuyến tỉnh, 637 trạm y tế xã, phường, thị trấn… với 17.144 cán bộ y tế. Số người tham gia bảo hiểm y tế đạt tỷ lệ 76,14%, tương đương khoảng 2,96 triệu người./.
Chủ tịch Quốc hội thăm và dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng  (27/02/2016)
Ban Đối ngoại Trung ương gặp mặt các Đại sứ nhân dịp Năm mới  (26/02/2016)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước chúc mừng các thế hệ Thầy thuốc Việt Nam  (26/02/2016)
Bộ Ngoại giao và Ban Đối ngoại Trung ương ký quy chế hợp tác  (26/02/2016)
Nhiều hoạt động kỷ niệm 110 năm ngày sinh Thủ tướng Phạm Văn Đồng  (26/02/2016)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên