Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền: Nên thưởng Tết bằng tiền mặt
Mức thưởng Tết Bính Thân 2016 tăng 15%
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết Điều 103 Bộ luật Lao động quy định: "Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở."
Chính vì vậy, dựa trên kết quả sản xuất thì có đơn vị, doanh nghiệp có thưởng, có đơn vị không có thưởng.
Năm 2015, với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị chức năng của Bộ đã đến một số cơ quan, doanh nghiệp, địa phương để nắm tình hình, yêu cầu báo cáo về việc chuẩn bị thưởng Tết cho người lao động. Qua đó, thấy rằng năm 2015 đúng là tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có khá hơn một chút so với năm 2014, vì vậy mà thưởng Tết sẽ cao hơn.
Theo báo cáo của trên 31.000 doanh nghiệp thì thưởng Tết Dương lịch năm nay tăng khoảng 2% so với năm trước, đơn vị thưởng cao nhất khoảng trên 600 triệu đồng/người, thấp nhấp là 34.000 đồng/người, bình quân mức thưởng Tết Dương lịch là 1,18 triệu đồng/người.
Về thưởng Tết Âm lịch năm nay, theo báo cáo trên 80% doanh nghiệp sẽ có thưởng, 13% doanh nghiệp không có khả năng thưởng Tết. Dự kiến mức thưởng Tết Âm lịch bình quân là 5,7 triệu đồng/người, tăng trên 15% so với năm 2014.
Nên thưởng Tết bằng tiền mặt cho người lao động
Thực trạng của năm ngoái là nhiều người lao động không được thưởng Tết hoặc chỉ nhận được các sản phẩm không bán được của doanh nghiệp, nhận thưởng bằng bánh quy, dầu ăn, quần áo... Về vấn đề này, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết quy định về thưởng Tết như đã nêu ở trên là do chủ sử dụng lao động quyết định mức thưởng, được ghi trong hợp đồng lao động hoặc theo thỏa ước lao động tập thể, sau đó công khai với công đoàn. Có những doanh nghiệp do tình hình sản xuất kinh doanh không hiệu quả, không có khả năng thưởng và không có mức thưởng trong hợp đồng lao động.
Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp (trên 80%) có thưởng Tết năm nay là những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tốt, nhận thức được vai trò của người lao động đối với hiệu quả sản xuất, kinh doanh của đơn vị mình, nên có trách nhiệm chăm lo người lao động để họ làm việc tốt hơn.
Theo Bộ trưởng, doanh nghiệp nếu có thưởng thì nên thưởng bằng tiền mặt cho người lao động. Câu "trăm đồng tiền công không bằng một đồng tiền thưởng" cho thấy vai trò của tiền thưởng, khiến người lao động phấn khởi hơn, gắn bó hơn với doanh nghiệp, đồng thời ý nghĩa về vật chất cũng rất thiết thực.
Phần đông người lao động muốn có một khoản thưởng cuối năm để lo cho gia đình hay về quê đón Tết. Vì vậy, thưởng Tết bằng tiền nhằm giải quyết thiết thực những khó khăn cho người lao động. Những doanh nghiệp không thể thưởng, mà tặng người lao động những sản phẩm thì đây chỉ là động viên thôi, chứ chưa phải thưởng Tết.
Hỗ trợ Tết kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng
Chăm lo Tết cho người dân nói chung, các gia đình chính sách, người có công, người nghèo nói riêng là chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước. Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết ngay trong tháng 12/2015, Bộ đã có văn bản chỉ đạo yêu cầu Ủy ban Nhân dân các tỉnh phải rà soát, nắm tình hình các đối tượng thuộc diện nhận hỗ trợ với tinh thần không để người dân nào thiếu đói trong dịp Tết.
Ngày 08-01 vừa qua, Chủ tịch nước đã có Quyết định số 28/QĐ-CTN về việc tặng quà cho các đối tượng có công với cách mạng nhân dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016. Theo đó, các đối tượng chính sách được tặng quà theo hai mức: 400.000 đồng và 200.000 đồng. Trên 2 triệu người có công sẽ được nhận quà Tết Bính Thân 2016, với tổng số hỗ trợ là 437 tỷ đồng.
Đối với những hộ nghèo, thiếu lương thực, đến nay đã có 11 tỉnh báo cáo, đề nghị hỗ trợ hơn 12.000 tấn lương thực cho trên 800.000 khẩu, mỗi khẩu 15kg gạo trong dịp Tết và Bộ đang trình Thủ tướng Chính phủ thông qua để các địa phương triển khai.
Ngoài ra, Bộ còn lưu ý các địa phương phải phân bổ trực tiếp, kịp thời nguồn hỗ trợ đến tay người nghèo, người có công, gia đình chính sách, đảm bảo hoàn thành trước ngày 25 tháng Chạp âm lịch để người dân yên tâm đón Tết no đủ.
Hiện nay, một số tỉnh khẩn trương rà soát, báo cáo với Bộ để đề nghị hỗ trợ các gia đình chính sách, người có công, người nghèo. Một số tỉnh có kinh tế phát triển hơn có thể tự chủ động được ngân sách hỗ trợ cho người dân./.
Tổng Giám đốc IMF: Kinh tế Trung Quốc sẽ không “hạ cánh cứng”  (24/01/2016)
Đại hội Đảng XII: Việc chuẩn bị nhân sự chủ chốt rất kỹ và dân chủ  (24/01/2016)
Khai mạc Hội chợ thực phẩm nông, lâm, thủy sản Xuân Bính Thân  (24/01/2016)
Thông cáo báo chí về Ngày làm việc thứ tư của Đại hội XII  (24/01/2016)
Chỉ số giá tiêu dùng cả nước không thay đổi trong tháng Một  (24/01/2016)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay