Tổng Giám đốc IMF: Kinh tế Trung Quốc sẽ không “hạ cánh cứng”
Mặc dù vậy, nhà lãnh đạo này cũng thừa nhận con đường phía trước đối với kinh tế thế giới sẽ có nhiều chông gai hơn.
Theo Tổng Giám đốc Lagarde, sự chuyển mình của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới từ mô hình phát triển dựa vào đầu tư nhà nước sang nhu cầu tiêu dùng sẽ không gây ra hiện tượng “hạ cánh cứng.” Thay vào đó, đây là một sự chuyển đổi lớn, đưa nền kinh tế Trung Quốc bước vào giai đoạn “gập ghềnh” hơn, với nhịp độ tăng trưởng kinh tế năm 2015 chỉ ở mức 6,9%, mức thấp nhất được ghi nhận trong vòng 25 năm qua.
Người đứng đầu IMF cho rằng đây là cách rất bình thường để một nền kinh tế chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng bền vững và chất lượng hơn và thế giới cần làm quen với điều đó.
Bên cạnh đó, bà Lagarde cũng cho rằng các thị trường tài chính toàn cầu cần một sự rõ ràng hơn về cách thức mà giới chức Trung Quốc đang quản lý đồng nhân dân tệ, đặc biệt là mối quan hệ giữa đồng nhân dân tệ và đồng USD, trong bối cảnh những diễn biến thất thường của đồng nội tệ Trung Quốc, đi kèm với đà lao dốc mạnh mẽ của giá dầu, đã gây ra nhiều biến động thị trường trong những ngày đầu năm 2016.
Liên quan đến vấn đề này, tại diễn đàn WEF, Thống đốc ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) Haruhiko Kuroda cũng cho rằng Bắc Kinh cần làm nhiều hơn nữa để kiềm chế hiện tượng mất giá của đồng nhân dân tệ và bày tỏ quan ngại rằng nếu đồng tiền này tiếp tục đi xuống thì hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc sẽ “nhấn chìm” nền kinh tế toàn cầu.
Một trong những biện pháp mà nhà lãnh đạo này đưa ra là kiểm soát vốn và duy trì các chính sách tiền tệ trong nước một cách nhất quán và phù hợp./.
Đại hội Đảng XII: Việc chuẩn bị nhân sự chủ chốt rất kỹ và dân chủ  (24/01/2016)
Khai mạc Hội chợ thực phẩm nông, lâm, thủy sản Xuân Bính Thân  (24/01/2016)
Thông cáo báo chí về Ngày làm việc thứ tư của Đại hội XII  (24/01/2016)
Chỉ số giá tiêu dùng cả nước không thay đổi trong tháng Một  (24/01/2016)
Băng giá và mưa tuyết xuất hiện tại nhiều địa phương Bắc bộ  (24/01/2016)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay