Triều Tiên lên án việc ban tổ chức diễn đàn Davos rút lại lời mời
Bản tin của KCNA cho biết phía Triều Tiên bày tỏ “quan ngại sâu sắc” đối với quyết định trên, đồng thời cáo buộc rằng ban tổ chức đã rút lại lời mời với một lý do chính trị “không thể biện minh được”.
Một bức thư phản đối của Triều Tiên được KCNA đăng tải có đoạn viết việc rút lại lời mời là “một hành động coi thường tính vô tư và các nguyên tắc cơ bản mà tổ chức quốc tế này cần phải tuân thủ.”
Ngoài ra, phía Triều Tiên cũng cảnh báo rằng các nhà tổ chức của Diễn đàn sẽ phải chịu “trách nhiệm thích đáng” đối với những hậu quả của biện pháp không thân thiện mà họ áp dụng với Bình Nhưỡng.
Theo dự kiến ban đầu, Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Su-yong sẽ tham dự diễn đàn trên, còn được gọi là Diễn đàn Davos, được tổ chức tại Thụy Sỹ từ ngày 20-01 đến ngày 23-01. Đây sẽ là lần đầu tiên trong suốt 18 năm qua một Ngoại trưởng Triều Tiên dự Diễn đàn Davos.
Tuy nhiên, các nhà tổ chức ngày 13-01 tuyên bố họ đã rút lại lời mời, một quyết định được cho là phản ánh mối lo ngại của cộng đồng quốc tế đối với vụ thử của Triều Tiên.
Nhiều nhà phân tích cho rằng việc Triều Tiên mong muốn tham dự diễn đàn trên có thể là để tận dụng cơ hội quảng bá các chính sách kinh tế và đầu tư của mình trước khi tổ chức Đại hội Đảng vào tháng 5-2016, trong đó nhà lãnh Kim Jong-un có thể sẽ công bố những chính sách kinh tế mới. Lời mời Triều Tiên tham dự Diễn đàn Davos được đưa ra từ mùa thu năm trước./.
Nga phản bác báo cáo cuối cùng của Hà Lan về vụ MH17  (14/01/2016)
Liên hợp quốc khuyến nghị các nguyên tắc thực hiện SDGs  (14/01/2016)
Đảng Cộng sản Nam Phi điện chúc mừng Đại hội Đảng lần thứ XII  (14/01/2016)
Việt Nam lên án vụ tấn công khủng bố tại Indonesia  (14/01/2016)
Báo cáo Phát triển thế giới 2016: Lợi ích công nghệ số  (14/01/2016)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển