Chung kết toàn quốc, tổng kết và trao giải Cuộc thi tìm hiểu văn hóa, lịch sử dân tộc “Tự hào Việt Nam”
TCCSĐT - Sáng 13-01-2016, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội, diễn ra Chung kết toàn quốc, tổng kết và trao giải Cuộc thi tìm hiểu văn hóa, lịch sử dân tộc “Tự hào Việt Nam”, dành cho học sinh trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhà đồng hành Công ty cổ phần Trò chơi Giáo dục trực tuyến - EGAME tổ chức.
Đến dự buổi Chung kết toàn quốc Cuộc thi có các đồng chí: Nguyễn Văn Hùng, Phó trưởng Ban Dân vận Trung ương; Lâm Phương Thanh, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội; Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Lê Quốc Phong, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam; Nguyễn Phi Long, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam; đại biểu các ban Đảng, các ban, đơn vị của Trung ương Đoàn, các vụ trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại diện các tỉnh, thành đoàn, ban giám hiệu các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, đặc biệt là sự hiện diện của 82 thí sinh dự thi Chung kết toàn quốc và đông đảo học sinh trên địa bàn Hà Nội.
Báo cáo tổng kết Cuộc thi, đồng chí Lê Quốc Phong, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam, cho biết, tính đến ngày 28-12-2015, phần thi trực tuyến cá nhân (tại địa chỉ website: www.tuhaovietnam.com.vn) với nội dung phong phú, thiết kế các phần thi sinh động, hấp dẫn đã thu hút 310.850 thí sinh đến từ 2.621 trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên thuộc 63/63 tỉnh, thành phố tham gia dự thi vòng loại. Theo từng tuần thi, sự bám đuổi của các đơn vị trên bảng xếp hạng hết sức quyết liệt, tạo nên một sân chơi thú vị, hấp dẫn, thu hút đông đảo các bạn học sinh tranh tài. Vòng chung kết cấp tỉnh với sự tham gia của 4.272 thí sinh lựa chọn ra 82 thí sinh xuất sắc nhất tham dự Chung kết toàn quốc tại Thủ đô Hà Nội.
Trong quá trình triển khai Cuộc thi, đã có nhiều tỉnh, thành đoàn tích cực vận động học sinh tham gia dự thi đông đảo, tiêu biểu như Tỉnh đoàn Nghệ An (29.943 học sinh dự thi), Tỉnh đoàn Tây Ninh (10.667 học sinh dự thi), Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế (10.399 học sinh dự thi). Nhiều trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên đã tuyên truyền và triển khai cuộc thi thành công, như trường Trung học phổ thông Thuận Thành 1, tỉnh Bắc Ninh (1.700 học sinh dự thi), trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở và Trung học phổ thông huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai (100% học sinh dự thi), trường Trung học phổ thông Chuyên Lê Quý Đôn, tỉnh Bình Định (98,98% học sinh dự thi),…
Đối với phần thi xây dựng video clip, các thí sinh, nhóm thí sinh tự lên ý tưởng và tổ chức thực hiện, đồng thời được sự hỗ trợ về kỹ thuật, tư vấn chuyên môn của các thày giáo, cô giáo nên có hiệu quả thông tin tốt. Ban Tổ chức Cuộc thi nhận được 477 video clip giới thiệu các địa danh, di tích, danh nhân, loại hình văn hóa, nghệ thuật, các phong tục của địa phương, các bài học lịch sử về quá trình dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam, các sự kiện, thời kỳ lịch sử của dân tộc từ các em học sinh đến từ 255 trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên thuộc 53/63 tỉnh, thành phố. Giải Nhất phần thi video clip thuộc về video ca nhạc “Thái Hòa trong tôi” của Trường Trung học phổ thông Thái Hòa, tỉnh Nghệ An (đường link tác phẩm: http://tuhaovietnam.com.vn/thivideo.html?cmd=item&id=510).
Về Chung kết phần thi cá nhân, trải qua 4 vòng thi trực tuyến gay cấn: Khởi động - “Theo dòng lịch sử”, thử thách - “Hành trình đến địa chỉ đỏ”, tăng tốc - “Danh nhân đất Việt”, về đích - “Tự hào Việt Nam”, thí sinh Huỳnh Thanh Thân, tỉnh Khánh Hòa, xuất sắc đạt Giải Nhất với 290,5 điểm. Giải Nhì thuộc về thí sinh Nguyễn Trần Minh Tiến, tỉnh Ninh Thuận, với 263 điểm. Ba Giải Ba thuộc về các thí sinh: Nguyễn Trường Khang, tỉnh Bến Tre, với 257 điểm; Trương Thị Hậu, tỉnh Thanh Hóa, với 255 điểm và Nguyễn Văn Hưng, tỉnh Bắc Giang, với 248 điểm.
Thông qua Cuộc thi này, Ban Tổ chức mong muốn, 82 thí sinh dự thi sẽ trở thành những hạt nhân lan tỏa tình yêu lịch sử, văn hóa dân tộc tới nhiều bạn trẻ cùng với cách học sáng tạo, hiệu quả về lịch sử, văn hóa Việt Nam, thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ: “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Thêm nhiều bạn học sinh sẽ thay đổi cách nghĩ, cách tiếp cận, phương pháp học tập môn lịch sử, cũng như các môn học trang bị kiến thức về văn hóa dân tộc, để từ đó càng yêu mến và tự hào về Tổ quốc, về đất nước, con người Việt Nam./.
Việc điều hành giá xăng dầu trong nước phù hợp xu hướng biến động của giá thế giới*  (14/01/2016)
Khai mạc phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII  (14/01/2016)
Iran - Saudi Arabia: Đối đầu tiếp nối căng thẳng  (14/01/2016)
Để báo chí luôn đồng hành và phát triển với ngành giao thông vận tải  (14/01/2016)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm