Những căng thẳng xung quanh vụ thử hạt nhân mà Triều Tiên tiến hành tuần qua
22:52, ngày 11-01-2016
TCCSĐT - Hàn Quốc xúc tiến đàm phán nhằm trừng phạt Triều Tiên. Nhật Bản tái khẳng định hành vi thử hạt nhân của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên đe dọa nghiêm trọng tới an ninh nước này. Mỹ dự định hợp tác với các đồng minh để “khiến Triều Tiên ngày càng cô lập” và buộc nước này phải tuân thủ cam kết phi hạt nhân hóa của mình là những động xảy ra sau vụ thử hạt nhân mà Triều Tiên tiến hành tuần qua.
Ngày 11-01-2016, hãng thông tấn
Yonhap của Hàn Quốc dẫn nguồn tin Bộ Ngoại giao nước này cho biết đặc
phái viên về hạt nhân của các nước tham gia đàm phán 6 bên với Triều
Tiên sẽ tổ chức một loạt các cuộc hội đàm trong tuần này để thảo luận
cách ứng phó với vụ thử hạt nhân mà Triều Tiên tiến hành hồi tuần trước.
Trong một thông cáo báo chí, bộ trên cho biết đặc phái viên của Hàn Quốc Hwang Joon-kook sẽ tiến hành hội đàm với những người đồng cấp của Mỹ và Nhật Bản là Sung Kim và Kimihiro Ishikane tại Seoul vào ngày 13-01 tới. Tại các cuộc hội đàm này, các bên sẽ thảo luận các biện pháp song phương và đa phương, trong đó có cả một nghị quyết “mạnh mẽ và toàn diện” của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Ngày 14-01, ông Hwang sẽ sang Trung Quốc để tiến hành các cuộc hội đàm tương tự với người đồng cấp chủ nhà Vũ Đại Vĩ. Hiện Hàn Quốc và Nga đang thu xếp cuộc gặp giữa ông Hwang và người đồng cấp Nga Igor Morgulov.
Năm nước này cùng với Triều Tiên là các bên tham gia các cuộc đàm phán 6 bên liên quan đến chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Các cuộc đàm phán này đã bị ngừng lại kể từ năm 2008.
Cùng ngày, Mỹ và Hàn Quốc đã có cuộc đàm phán về việc đưa các loại vũ khí chiến lược của Mỹ đến bán đảo Triều Tiên. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Min-seok tuyên bố: “Mỹ và Hàn Quốc sẽ tiếp tục đàm phán về việc đưa thêm những loại vũ khí chiến lược đến khu vực bán đảo Triều Tiên”. Truyền thông Hàn Quốc cho biết, những loại vũ khí chiến lược mà Mỹ định đưa đến khu vực bán đảo Triều Tiên bao gồm máy bay ném bom tàng hình B-2, máy bay chiến đấu tàng hình F-22 và tàu ngầm hạt nhân.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu Trưởng Liên quân phía Hàn Quốc Lee Sun-jin cảnh báo, Triều Tiên có thể sẽ tiếp tục tiến hành những hành động khiêu khích bất ngờ. Tuyên bố của ông Lee Sun-jin được đưa ra trong bối cảnh Tướng Curtis Scaparrotti, Tư lệnh Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc, đang có chuyến thăm Hàn Quốc và có mặt tại căn cứ Không quân Osan do Mỹ và Hàn Quốc cùng điều hành.
Căng thẳng giữa Triều Tiên và các nước bắt đầu khi ngày 06-01-2016, Triều Tiên tiến hành một vụ mà họ thông báo là thử bom H và tuyên bố đây là một hành động tự vệ trước những mối đe dọa chiến tranh hạt nhân của Mỹ. Hàn Quốc đã tuyên bố sẽ buộc Triều Tiên “phải trả giá” vì vụ này, đồng thời nối lại chương trình phát thanh chống Triều Tiên tại khu vực biên giới liên Triều.
Một máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ ngày 10-01 đã bay trên bầu trời căn cứ không quân Osan ở Hàn Quốc cách biên giới chung với Triều Tiên khoảng 45 dặm (72,4km) trong một động thái phô trương sức mạnh. Được biết, máy bay này của Mỹ có khả năng mang các tên lửa hành trình hạt nhân và tối đa 31 tấn bom.
Ngay sau động thái này, ngày 11-01, Triều Tiên đe dọa sẽ đáp trả bằng hạt nhân đối với việc Mỹ triển khai máy bay ném bom chiến lược B52 trên. Tờ Rodong Sinmun của Triều Tiên đăng tải một tuyên bố có đoạn: “Dùng hạt nhân để đáp trả (đe dọa) hạt nhân là biện pháp của chúng tôi." Tuyên bố này còn cho biết việc Mỹ triển khai máy bay ném bom tới Hàn Quốc là “đẩy tình hình tới bờ vực chiến tranh.”
Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc dẫn bản tin của Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 11-01-2016 cho biết nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un đã tới thăm các nhà khoa học hạt nhân và các quan chức có đóng góp cho vụ thử hạt nhân hồi tuần trước. Bản tin của KCNA không cho biết chuyến thăm được thực hiện khi nào mà chỉ dẫn lời ông Kim nhấn mạnh về sự cần thiết phải có khả năng răn đe hạt nhân để tự vệ. Ông Kim cũng được dẫn lời bày tỏ kỳ vọng và tin tưởng rằng những người tham gia vụ thử sẽ đạt được thêm những bước tiến bộ và cải thiện không ngừng bằng sức mạnh cũng như sự hăng hái mà họ từng có đối với vụ thử vừa qua.
Một động thái khác có liên quan, cũng trong ngày 11-01, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong một phát biểu tại tỉnh Yamaguchi khi đề cập tới lập trường của Nhật Bản đối với việc thử hạt nhân của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên đã nhấn mạnh rằng, sẽ tham khảo đề xuất biện pháp của đảng Tự do Dân chủ và sẽ đưa ra những đối sách nghiêm khắc. Đồng thời sẽ thảo luận biện pháp tăng cường trừng phạt riêng của Nhật Bản đối với nước này.
Thủ tướng Abe cũng tái khẳng định rằng hành vi thử hạt nhân của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên là đe dọa nghiêm trọng tới an ninh Nhật Bản. Nhật Bản sẽ phối hợp chặt chẽ với các nước liên quan đặc biệt là Mỹ nhằm đưa ra biện pháp trừng phạt thích hợp với Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên.
Trước đó, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tiến hành điện đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama. Trong cuộc điện đàm, Ông Abe đã nhấn mạnh rằng cộng đồng quốc tế cần phải gửi đi những thông điệp phê phán mạnh mẽ đối với hành vi của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên. Đây sẽ là việc làm cực kỳ quan trọng để phòng ngừa những hành vi tương tự.
Đáp lại lập trường của ông Abe, Tổng thống Mỹ Obama khẳng định rằng hành vi của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên đe dọa tới an ninh khu vực và thế giới. Do vậy, cần phải đưa ra những biện pháp đối phó mạnh mẽ. Hai bên cũng đã thống nhất sẽ nhanh chóng đề xuất biện pháp trừng phạt mới đối với Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Trong khi đó, để gấp rút có biện pháp đối phó với Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida trong những ngày qua đã tiến hành điện đàm với nhiều Ngoại trưởng các nước như Mỹ, Pháp, Hàn Quốc, Đức, Canada, Liên minh Châu Âu (EU)... phê phán hành động của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, đề nghị phối hợp chặt chẽ nhằm đưa ra biện pháp trừng phạt đối với nước này.
Trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, ông Kishida đã tái khẳng định rằng hành vi của CHDCND Triều Tiên là hành vi gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hòa bình, an ninh của khu vực và thế giới, vi phạm nghiêm trọng Nghị quyết của Liên hợp quốc và Tuyên bố chung 6 bên về vũ khí hạt nhân. Nhật Bản mong muốn hợp tác chặt chẽ với cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước trong cặp quan hệ Nhật - Mỹ, Nhật - Mỹ - Hàn Quốc trong vấn đề này.
Ngoại trưởng J.Kerry cũng đã xác nhận lại mối quan hệ đồng minh với Nhật Bản và đồng tình cho rằng hành vi của CHDCND Triều Tiên là vi phạm Nghị quyết của Liên hợp quốc về cấm phổ biến vũ khí hạt nhân, làm tổn hại tới hòa bình, an ninh khu vực. CHDCND Triều Tiên sẽ phải trả giá cho hành động của mình. Mỹ sẽ hợp tác chặt chẽ với Nhật Bản để đối phó với CHDCND Triều Tiên
Liên quan đến vấn đề này, trong một phát biểu tại một cuộc họp báo thường kỳ ngày 11-01, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nêu rõ: "Hòa bình và ổn định ở Đông Bắc Á đáp ứng những lợi ích cơ bản của tất cả các bên. Trung Quốc hy vọng tất cả các bên kiềm chế và hành động thận trọng để tránh làm leo thang căng thẳng". Người phát ngôn trên nhắc lại lập trường của Trung Quốc luôn phản đối Triều Tiên thử hạt nhân, đồng thời khẳng định "Trung Quốc sẵn sàng phối hợp với tất cả các bên duy trì liên lạc để đưa vấn đề hạt nhân Triều Tiên trở lại bàn đàm phán nhằm phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên”./.
Trong một thông cáo báo chí, bộ trên cho biết đặc phái viên của Hàn Quốc Hwang Joon-kook sẽ tiến hành hội đàm với những người đồng cấp của Mỹ và Nhật Bản là Sung Kim và Kimihiro Ishikane tại Seoul vào ngày 13-01 tới. Tại các cuộc hội đàm này, các bên sẽ thảo luận các biện pháp song phương và đa phương, trong đó có cả một nghị quyết “mạnh mẽ và toàn diện” của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Ngày 14-01, ông Hwang sẽ sang Trung Quốc để tiến hành các cuộc hội đàm tương tự với người đồng cấp chủ nhà Vũ Đại Vĩ. Hiện Hàn Quốc và Nga đang thu xếp cuộc gặp giữa ông Hwang và người đồng cấp Nga Igor Morgulov.
Năm nước này cùng với Triều Tiên là các bên tham gia các cuộc đàm phán 6 bên liên quan đến chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Các cuộc đàm phán này đã bị ngừng lại kể từ năm 2008.
Cùng ngày, Mỹ và Hàn Quốc đã có cuộc đàm phán về việc đưa các loại vũ khí chiến lược của Mỹ đến bán đảo Triều Tiên. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Min-seok tuyên bố: “Mỹ và Hàn Quốc sẽ tiếp tục đàm phán về việc đưa thêm những loại vũ khí chiến lược đến khu vực bán đảo Triều Tiên”. Truyền thông Hàn Quốc cho biết, những loại vũ khí chiến lược mà Mỹ định đưa đến khu vực bán đảo Triều Tiên bao gồm máy bay ném bom tàng hình B-2, máy bay chiến đấu tàng hình F-22 và tàu ngầm hạt nhân.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu Trưởng Liên quân phía Hàn Quốc Lee Sun-jin cảnh báo, Triều Tiên có thể sẽ tiếp tục tiến hành những hành động khiêu khích bất ngờ. Tuyên bố của ông Lee Sun-jin được đưa ra trong bối cảnh Tướng Curtis Scaparrotti, Tư lệnh Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc, đang có chuyến thăm Hàn Quốc và có mặt tại căn cứ Không quân Osan do Mỹ và Hàn Quốc cùng điều hành.
Căng thẳng giữa Triều Tiên và các nước bắt đầu khi ngày 06-01-2016, Triều Tiên tiến hành một vụ mà họ thông báo là thử bom H và tuyên bố đây là một hành động tự vệ trước những mối đe dọa chiến tranh hạt nhân của Mỹ. Hàn Quốc đã tuyên bố sẽ buộc Triều Tiên “phải trả giá” vì vụ này, đồng thời nối lại chương trình phát thanh chống Triều Tiên tại khu vực biên giới liên Triều.
Một máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ ngày 10-01 đã bay trên bầu trời căn cứ không quân Osan ở Hàn Quốc cách biên giới chung với Triều Tiên khoảng 45 dặm (72,4km) trong một động thái phô trương sức mạnh. Được biết, máy bay này của Mỹ có khả năng mang các tên lửa hành trình hạt nhân và tối đa 31 tấn bom.
Ngay sau động thái này, ngày 11-01, Triều Tiên đe dọa sẽ đáp trả bằng hạt nhân đối với việc Mỹ triển khai máy bay ném bom chiến lược B52 trên. Tờ Rodong Sinmun của Triều Tiên đăng tải một tuyên bố có đoạn: “Dùng hạt nhân để đáp trả (đe dọa) hạt nhân là biện pháp của chúng tôi." Tuyên bố này còn cho biết việc Mỹ triển khai máy bay ném bom tới Hàn Quốc là “đẩy tình hình tới bờ vực chiến tranh.”
Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc dẫn bản tin của Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 11-01-2016 cho biết nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un đã tới thăm các nhà khoa học hạt nhân và các quan chức có đóng góp cho vụ thử hạt nhân hồi tuần trước. Bản tin của KCNA không cho biết chuyến thăm được thực hiện khi nào mà chỉ dẫn lời ông Kim nhấn mạnh về sự cần thiết phải có khả năng răn đe hạt nhân để tự vệ. Ông Kim cũng được dẫn lời bày tỏ kỳ vọng và tin tưởng rằng những người tham gia vụ thử sẽ đạt được thêm những bước tiến bộ và cải thiện không ngừng bằng sức mạnh cũng như sự hăng hái mà họ từng có đối với vụ thử vừa qua.
Một động thái khác có liên quan, cũng trong ngày 11-01, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong một phát biểu tại tỉnh Yamaguchi khi đề cập tới lập trường của Nhật Bản đối với việc thử hạt nhân của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên đã nhấn mạnh rằng, sẽ tham khảo đề xuất biện pháp của đảng Tự do Dân chủ và sẽ đưa ra những đối sách nghiêm khắc. Đồng thời sẽ thảo luận biện pháp tăng cường trừng phạt riêng của Nhật Bản đối với nước này.
Thủ tướng Abe cũng tái khẳng định rằng hành vi thử hạt nhân của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên là đe dọa nghiêm trọng tới an ninh Nhật Bản. Nhật Bản sẽ phối hợp chặt chẽ với các nước liên quan đặc biệt là Mỹ nhằm đưa ra biện pháp trừng phạt thích hợp với Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên.
Trước đó, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tiến hành điện đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama. Trong cuộc điện đàm, Ông Abe đã nhấn mạnh rằng cộng đồng quốc tế cần phải gửi đi những thông điệp phê phán mạnh mẽ đối với hành vi của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên. Đây sẽ là việc làm cực kỳ quan trọng để phòng ngừa những hành vi tương tự.
Đáp lại lập trường của ông Abe, Tổng thống Mỹ Obama khẳng định rằng hành vi của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên đe dọa tới an ninh khu vực và thế giới. Do vậy, cần phải đưa ra những biện pháp đối phó mạnh mẽ. Hai bên cũng đã thống nhất sẽ nhanh chóng đề xuất biện pháp trừng phạt mới đối với Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Trong khi đó, để gấp rút có biện pháp đối phó với Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida trong những ngày qua đã tiến hành điện đàm với nhiều Ngoại trưởng các nước như Mỹ, Pháp, Hàn Quốc, Đức, Canada, Liên minh Châu Âu (EU)... phê phán hành động của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, đề nghị phối hợp chặt chẽ nhằm đưa ra biện pháp trừng phạt đối với nước này.
Trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, ông Kishida đã tái khẳng định rằng hành vi của CHDCND Triều Tiên là hành vi gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hòa bình, an ninh của khu vực và thế giới, vi phạm nghiêm trọng Nghị quyết của Liên hợp quốc và Tuyên bố chung 6 bên về vũ khí hạt nhân. Nhật Bản mong muốn hợp tác chặt chẽ với cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước trong cặp quan hệ Nhật - Mỹ, Nhật - Mỹ - Hàn Quốc trong vấn đề này.
Ngoại trưởng J.Kerry cũng đã xác nhận lại mối quan hệ đồng minh với Nhật Bản và đồng tình cho rằng hành vi của CHDCND Triều Tiên là vi phạm Nghị quyết của Liên hợp quốc về cấm phổ biến vũ khí hạt nhân, làm tổn hại tới hòa bình, an ninh khu vực. CHDCND Triều Tiên sẽ phải trả giá cho hành động của mình. Mỹ sẽ hợp tác chặt chẽ với Nhật Bản để đối phó với CHDCND Triều Tiên
Liên quan đến vấn đề này, trong một phát biểu tại một cuộc họp báo thường kỳ ngày 11-01, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nêu rõ: "Hòa bình và ổn định ở Đông Bắc Á đáp ứng những lợi ích cơ bản của tất cả các bên. Trung Quốc hy vọng tất cả các bên kiềm chế và hành động thận trọng để tránh làm leo thang căng thẳng". Người phát ngôn trên nhắc lại lập trường của Trung Quốc luôn phản đối Triều Tiên thử hạt nhân, đồng thời khẳng định "Trung Quốc sẵn sàng phối hợp với tất cả các bên duy trì liên lạc để đưa vấn đề hạt nhân Triều Tiên trở lại bàn đàm phán nhằm phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên”./.
Bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao  (11/01/2016)
Truyền cảm hứng cho học sinh yêu thích học lịch sử  (11/01/2016)
Thông cáo báo chí về phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 14  (11/01/2016)
Gặp gỡ đầu năm với phóng viên và tùy viên báo chí các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam  (11/01/2016)
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp Đức Hồng y Reinhard Marx  (11/01/2016)
Nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, nhân dân, đất nước  (11/01/2016)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm