Hội nghị COP21 thông qua thỏa thuận lịch sử chống biến đổi khí hậu toàn cầu
Ngày 12-12, các đại biểu từ 195 nước tham gia Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21) tại Paris (Pháp) đã thông qua thỏa thuận lịch sử nhằm ngăn chặn tình trạng ấm lên toàn cầu, vốn đe dọa nhân loại với việc làm mực nước biển dâng cao và khiến tình trạng hạn hán, lũ lụt, giông bão trở nên tồi tệ hơn.
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius (Lô-răng Pha-bi-ớt) cho biết: "Tôi nhận thấy phản ứng tích cực trong phòng hội nghị. Tôi không thấy sự phản đối nào. Thỏa thuận khí hậu Paris đã được thông qua".
Trước đó, Pháp đã đệ trình lên hội nghị COP21 bản thỏa thuận nhằm hạn chế hoạt động phát thải các loại khí gây hiệu ứng nhà kính đe dọa bầu khí quyển của Trái Đất. Ngoại trưởng Fabius, người chủ trì các cuộc đàm phán kéo dài gần 2 tuần tại Paris, đã trình bản thỏa thuận lên các bộ trưởng để xem xét thông qua.
Một số điểm nổi bật trong thỏa thuận bao gồm việc giới hạn nhiệt độ tăng thêm ở mức 2 độ C (cố gắng chỉ trong mức 1,5 độ C) và dành 100 tỷ USD/năm cho các nước đang phát triển kể từ năm 2020 để ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu. Pháp khẳng định đây là một thỏa thuận công bằng, bền vững và có tính ràng buộc về pháp lý.
Các cuộc thảo luận chính thức về bản dự thảo thỏa thuận chống biến đổi khí hậu toàn cầu tại Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21) tại Paris (Pháp) đã được lùi tới 17h30 ngày 12-12 giờ Paris, tức 23h30 giờ Việt Nam - muộn hơn dự kiến ban đầu 2 tiếng đồng hồ.
Trong khi đó, người phát ngôn nhóm các nước đang phát triển Gurdial Singh Nija cho biết Ấn Độ, Trung Quốc và Saudi Arabia tỏ ra hài lòng với bản dự thảo thỏa thuận nhằm cắt giảm mức khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Ông tuyên bố :"Chúng tôi hài lòng với thỏa thuận này. Chúng tôi cho rằng đó là một thỏa thuận cân bằng". Ông nói rõ: "Ấn Độ đồng ý.Trung Quốc đồng ý, Saudi Arabia đồng ý. Khối nước Arab đồng ý."
Ngoại trưởng Pháp khẳng định toàn bộ thỏa thuận "ràng buộc về pháp lý"
Mô tả đây là một "thỏa thuận lịch sử" Ngoại trưởng Fabius cho biết thỏa thuận sẽ nhằm mục đích hạn chế tình trạng ấm lên của Trái Đất ở mức dưới 2 độ C và nỗ lực cho một mục tiêu tham vọng hơn là 1,5 độ C. Thỏa thuận đồng nghĩa với việc mỗi năm, kể từ năm 2020, sẽ huy động tối thiểu 100 tỷ USD (92 tỷ euro) để giúp các nước đang phát triển đối phó với hiện tượng ấm lên trên toàn cầu. Theo ông, điều quan trọng là, đến năm 2025 con số trên sẽ được điều chỉnh. Ông còn nhấn mạnh toàn bộ thỏa thuận này là "ràng buộc về pháp lý".
Giới quan sát cho rằng do nội dung bản dự thảo thỏa thuận chưa được công bố, chưa thể biết rõ liệu cam kết về tài chính có phải là cam kết ràng buộc về pháp lý hay không, trong khi Mỹ đã phản đối điều này.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon (Ban Ki-mun) đã lên tiếng thúc giục đại diện của các nước thông qua thỏa thuận.
Trước đó, hãng AFP cũng đưa tin bản dự thảo, được hoàn tất sau khi kết thúc các cuộc thương lượng kéo dài tới đêm khuya và đang được dịch từ tiếng Anh sang 5 ngôn ngữ chính thức khác của Liên hợp quốc. Nội dung bản dự thảo cuối cùng của thỏa thuận, bị rò rỉ đêm 11-12, cho thấy còn nhiều vấn đề then chốt chưa được giải quyết - kể cả về cách thức các nước giàu và các nước đang phát triển chia sẻ các chi phí cho cuộc chiến chống tình trạng Trái Đất nóng lên.
Sau khi bản dự thảo cuối cùng được công bố, các phái đoàn của các nước tham dự sẽ nghiên cứu nội dung bản dự thảo này trong vài giờ đồng hồ trước khi được thông qua lần cuối tại phiên họp toàn thể.
Được 195 nước tham gia hội nghị tại Paris thông qua, thảo thuận này là bước đột phá trong nỗ lực của Liên hợp quốc suốt hơn 2 thập kỷ qua nhằm thuyết phục các chính phủ hợp tác để giảm lượng khí thải gây ô nhiễm do con người tạo ra mà các nhà khoa học cho rằng đang khiến nhiệt độ của Trái Đất gia tăng. Hiện tượng băng tan, mực nước biển dâng cao và sa mạc hóa gia tăng có liên quan tới tình trạng biến đổi khí hậu đang đe dọa người dân trên khắp thế giới./.
Đẩy mạnh hợp tác quốc phòng giữa hai nước Việt Nam - Campuchia  (12/12/2015)
Phụ nữ tại Saudi Arabia lần đầu tiên được tham gia bầu cử  (12/12/2015)
Lao động Việt Nam tại Algeria đình công, mong muốn về nước  (12/12/2015)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng gặp mặt đại biểu Đại hội Tài năng trẻ Việt Nam lần thứ II  (12/12/2015)
Vì một môi trường Internet tinh khiết và trong sạch  (12/12/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển