Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam
TCCSĐT - Ngày 02-12-2015, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới công bố Báo cáo: Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam. Theo báo cáo, kinh tế Việt Nam đã ứng phó tương đối tốt trước những biến động của môi trường kinh tế bên ngoài với tăng trưởng GDP ước tính đạt 6,5% trong năm 2015. Mức tăng trưởng kinh tế đáng khích lệ này phần nhiều do tăng tổng cầu trong nước nhờ gia tăng đầu tư và tiêu dùng cá nhân.
Tăng trưởng kinh tế khả quan
Báo cáo cho biết, điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi hơn đã giúp duy trì ổn định hệ thống ngân hàng. Về ngoại thương, kết quả xuất khẩu của Việt Nam vẫn được duy trì, cụ thể tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm tăng 9,2% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu nhờ tăng xuất khẩu hàng chế biến, chế tạo, nhất là các sản phẩm công nghệ cao như điện thoại, điện tử và máy tính.
Theo báo cáo, viễn cảnh trung hạn của Việt Nam là tích cực, dự kiến đà tăng trưởng tiếp tục được duy trì và lạm phát sẽ ở mức thấp. Tuy nhiên, tốc độ cơ cấu lại nền kinh tế chậm có thể gây rủi ro đối với tiềm năng tăng trưởng trung hạn và những trì hoãn trong việc thắt chặt tài khóa sẽ làm ảnh hưởng tới mức độ bền vững của nợ công.
Trong điều kiện môi trường kinh tế còn nhiều bất ổn như vậy, cần bảo đảm quản lý kinh tế vĩ mô tốt thì mới có thể tạo khoảng đệm chính sách và đối phó được với các cú sốc trong tương lai. Tiếp tục củng cố tài khóa, đẩy nhanh cải cách cơ cấu, và tăng cường dự trữ ngoại tệ sẽ giúp giảm bớt các tác động bất lợi.
Bà V. Ka-oa (Victoria Kwakwa), Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, nhận định: “Cầu nội địa mạnh hơn, xuất khẩu vẫn được duy trì, cùng với lạm phát thấp và niềm tin được củng cố đã tạo cơ sở vững chắc cho tăng trưởng trong kỳ trung hạn của Việt Nam. Đây là thời điểm thích hợp để củng cố ổn định kinh tế vĩ mô, tạo thêm khoảng đệm chính sách thông qua những nỗ lực kiên quyết để kiềm chế sự mất cân đối tài khóa và giải quyết những vấn đề bất cập còn tồn tại của khu vực ngân hàng”.
Báo cáo còn có thêm chuyên đề về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Báo cáo cho rằng, TPP được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn cho Việt Nam. Là thành viên có mức thu nhập GDP/đầu người thấp nhất trong TPP, Việt Nam có những lợi thế so sánh đặc biệt mà các thành viên khác không có, đặc biệt là trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo sử dụng nhiều lao động. Các kết quả mô phỏng cho thấy, trong vòng 20 năm tới TPP sẽ đóng góp thêm 8% GDP của Việt Nam, 17% giá trị xuất khẩu thực tế và 12% năng lực sản xuất. Mặc dù sẽ có nhiều thách thức, nhưng tác động chung của TPP đối với Việt Nam là tích cực.
Ông X. Ma-ha-gian (Sandeep Mahajan), Chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, chia sẻ: “Hiệp định TPP mới hoàn tất gần đây sẽ không chỉ cải thiện tiếp cận thị trường, mà còn là một nhân tố quan trọng cho giai đoạn tiếp theo của các cải cách cơ cấu tại Việt Nam”.
Một số nét chính của báo cáo
Diễn biến kinh tế gần đây
- Kinh tế Việt Nam đã đối phó khá tốt trước những biến động bất lợi của môi trường kinh tế bên ngoài nhờ tăng cầu nội địa và ngành công nghiệp chế tạo định hướng xuất khẩu đạt kết quả tốt. Tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm 2015 tiếp tục tăng và đạt 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Chính sách tiền tệ hỗ trợ tăng trưởng trong bối cảnh lạm phát thấp. Tỉ lệ lạm phát trung bình 10 tháng đầu năm 2015 là 0,7% trong khi mức cùng kỳ năm ngoái là 4,6%.
- Mặc dù các cơ quan chức năng đã có nhiều nỗ lực, việc xử lý nợ xấu trong lĩnh vực ngân hàng vẫn còn nhiều thách thức.
- Củng cố tài khóa vẫn là nhiệm vụ quan trọng nhằm kiểm soát rủi ro và tăng cường bền vững tài khóa.
- Về ngoại thương, xuất khẩu vẫn đáng khích lệ và đạt mức tăng 9,2% trong 9 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái.
- Quá trình tái cơ cấu vẫn chậm hơn kỳ vọng.
Triển vọng kinh tế
- Triển vọng trung hạn của kinh tế Việt Nam được đánh giá là tích cực, theo đó, tăng trưởng GDP dự tính cả năm 2015 là 6,5% và năm 2016 là 6,6%.
- Tuy triển vọng chung là tích cực, nhưng kinh tế Việt Nam vẫn còn đối mặt với nhiều rủi ro bất lợi. Trong nước, tốc độ cơ cấu lại nền kinh tế chậm chạp gây ra nhiều rủi ro đối với triển vọng tăng trưởng trung hạn. Việc trì hoãn thực hiện thắt chặt tài khóa có thể sẽ tác động tiêu cực đến mức bền vững của nợ công.
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)
- TPP được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích đáng kể cho Việt Nam. Các kết quả mô phỏng cho thấy, trong vòng 20 năm tới, TPP sẽ đóng góp thêm 8% GDP của Việt Nam, 17% giá trị xuất khẩu thực tế và 12% năng lực sản xuất.
- Tuy tác động của TPP đối với Việt Nam là tích cực nhưng quá trình thực hiện hiệp định sẽ gặp nhiều thách thức./.
Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển: Liên tiếp hạ thủy 2 tàu hiện đại  (02/12/2015)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị COP21  (01/12/2015)
Thủ tướng hội kiến Chủ tịch Thượng viện và Hạ viện Pháp  (01/12/2015)
Tổng giám đốc UNESCO mong Việt Nam hỗ trợ hợp tác với ASEAN  (01/12/2015)
Phó Chủ tịch Quốc hội gặp các chiến sỹ cách mạng bị địch bắt, tù đày  (01/12/2015)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay