Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị COP21
Sáng 01-12 (theo giờ Việt Nam) tại Trung tâm hội nghị Bourget ở thủ đô Paris (Pháp), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu tại Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21).
Sau đây là nội dung bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
"Thưa Ngài Chủ tịch,
Thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, tôi cảm ơn nước chủ nhà Cộng hòa Pháp, đã nỗ lực to lớn để tổ chức Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21). Nhân dịp này, tôi xin chia sẻ và bày tỏ sự ủng hộ, tình đoàn kết thân thiết với nhân dân Pháp trước những tổn thất do các cuộc tấn công khủng bố vừa qua.
Thưa Ngài Chủ tịch,
Chúng ta có mặt tại Hội nghị COP21 để bày tỏ cam kết ủng hộ, thúc đẩy tiến trình đàm phán và thông qua Thỏa thuận khí hậu toàn cầu sau năm 2020. Nội dung Thỏa thuận cần bảo đảm sự đóng góp công bằng giữa các quốc gia và có sự cân bằng trong các nội dung về giảm nhẹ, thích ứng, tài chính, phát triển và chuyển giao công nghệ...
Các nước phát triển cần đi đầu trong thực hiện cam kết của mình, đồng thời hỗ trợ và tăng cường năng lực cho các nước đang phát triển để cùng nhau thực hiện thành công Thỏa thuận này. Việt Nam xin trao đổi một số nội dung như sau:
Một là giai đoạn từ nay đến năm 2020, trong điều kiện khó khăn về nguồn lực nhưng chúng tôi tiếp tục tích cực triển khai Chiến lược, Chương trình, kế hoạch về ứng phó với biến đổi khí hậu trên nhiều lĩnh vực với các biện pháp thiết thực. Thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ trong Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) và Nghị định thư Kyoto. Việt Nam sẽ đóng góp 1 triệu USD vào Quỹ Khí hậu xanh giai đoạn 2016-2020.
Hai là đối với giai đoạn sau năm 2020, mặc dù là một nước đang phát triển còn nhiều khó khăn, chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, Việt Nam vẫn cam kết giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030 và có thể giảm đến 25% nếu nhận được hỗ trợ hiệu quả từ cộng đồng quốc tế. Việt Nam sẽ xem xét định kỳ, điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế.
Thưa Ngài Chủ tịch,
Tháng 9-2015, Đại hội đồngLiên hợp quốc đã thông qua Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững (SDG). Việc triển khai thành công Chương trình Nghị sự này đòi hỏi chúng ta phải có quyết tâm chính trị mạnh mẽ và hợp tác chặt chẽ trong thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả Thỏa thuận khí hậu toàn cầu sau năm 2020.
Thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, tôi trân trọng cảm ơn và mong tiếp tục nhận được sự hợp tác, giúp đỡ quý báu của các quốc gia, các tổ chức quốc tế dành cho phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam nói chung và ứng phó với biến đổi khí hậu nói riêng. Chúng tôi sẽ thực hiện tốt trách nhiệm và các cam kết quốc gia của mình.
Trân trọng cảm ơn Ngài Chủ tịch và quý vị"./.
Thủ tướng hội kiến Chủ tịch Thượng viện và Hạ viện Pháp  (01/12/2015)
Tổng giám đốc UNESCO mong Việt Nam hỗ trợ hợp tác với ASEAN  (01/12/2015)
Phó Chủ tịch Quốc hội gặp các chiến sỹ cách mạng bị địch bắt, tù đày  (01/12/2015)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Lào tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam  (01/12/2015)
Điện mừng nhân ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Cuba  (01/12/2015)
Chủ tịch Quốc hội dự Kỳ họp thứ 14 Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội  (01/12/2015)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên