Xây dựng đô thị ở đồng bằng sông Cửu Long cần “dành chỗ cho nước”
16:18, ngày 27-10-2015
TCCSĐT - Ngày 27-10-2015, tại thành phố Cần Thơ, Viện Chuyển đổi môi trường và xã hội (tổ chức ISET tại Việt Nam) phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ tổ chức Hội thảo “Quy hoạch đô thị chống ngập thích ứng với biến đổi khí hậu”.
Tham dự hội thảo có hơn 80 đại biểu đại diện Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, lãnh đạo các tỉnh, thành phố, các Sở Tài nguyên và Môi trường vùng đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh và nhiều nhà khoa học ở các viện, trường trong nước.
Phát biểu tại hội thảo, Điều phối viên quốc gia Viện Chuyển đổi môi trường và xã hội Ngô Thị Lệ Mai nhấn mạnh: Hội thảo này nhằm chia sẻ và thảo luận các vấn đề liên quan đến kinh nghiệm xây dựng khả năng chống chịu ở các đô thị tại Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Trên cơ sở đó, tìm ra các giải pháp quy hoạch, ứng phó với những tác động bất lợi do biến đổi khí hậu, trong đó chú trọng đến tình trạng ngập úng đô thị ở thành phố Cần Thơ và vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Theo nhận định của PGS,TS, KTS. Lưu Đức Cường, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia - Bộ Xây dựng, đô thị hóa là một hiện tượng tất yếu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu đô thị hóa không đúng hướng, không hợp lý, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu như hiện nay sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường và sức khỏe của con người. Những năm gần đây, tình trạng ngập lụt đang ngày càng gia tăng ở nhiều đô thị trong nước. Riêng vùng đồng bằng sông Cửu Long, ngoài ngập lụt do triều cường nhiều đô thị còn bị sạt lở bờ sông, kênh, rạch, bị nước mặn xâm nhập, thiếu nước sạch,...
Các vấn nạn về ô nhiễm môi trường, nguy cơ ngập sâu, ngập lâu và nhiều nguy cơ khác do tác động của biến đối khí hậu toàn cầu, nước biển dâng, xây dựng các đập thủy điện ở dòng chính sông Mê Kông phía thượng nguồn,… đang đe dọa sự phát triển bền vững của nhiều đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, việc lồng ghép các yếu tố thiên tai và biến đổi khí hậu vào quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có quy hoạch xây dựng các đô thị, là yêu cầu cấp thiết.
Hội thảo tập trung trao đổi, thảo luận các nội dung: Định hướng trong quy hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long; Quy hoạch xây dựng đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh biến đổi khí hậu; Xu hướng và mô hình phát triển đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long trước tác động của biến đổi khí hậu; Xây dựng và áp dụng bộ chỉ số đánh giá khả năng chống chịu ở khu vực đô thị; Các ý tưởng về xây dựng khả năng chống chịu cho thành phố Cần Thơ trong bối cảnh liên kết vùng và hội nhập quốc tế; Bài học kinh nghiệm về phát triển đô thị trong vùng trũng thấp ở Việt Nam; Các vấn đề tồn tại trong hoạt động chống ngập ở thành phố Hồ Chí Minh;….
Hội thảo đã thống nhất đề xuất một số giải pháp về quy hoạch đô thị chống ngập thích ứng với biến đổi khí hậu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới gồm:
Quy hoạch xây dựng đô thị ở đồng bằng sông Cửu Long phải chủ động “dành chỗ cho nước”, không để nước tự do lấn chiếm không gian đô thị. Vùng đồng bằng sông Cửu Long phải có một “quy hoạch nước” nhằm chủ động trong việc kết hợp quy hoạch xây dựng đô thị với quy hoạch thủy lợi, tưới tiêu. Phải xác định được các vùng chứa nước, thoát nước cho các mùa mưa lũ, triều cường,… vừa phù hợp với quy luật tự nhiên vừa đảm bảo tính chủ động trong việc điều tiết, kiểm soát nước.
Đối với các đô thị vùng Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười, mô hình phát triển đô thị nên theo nguyên tắc thích ứng với lũ. Các đô thị ở vùng này nên hạn chế phát triển tập trung để dành không gian chứa nước và tạo các kênh chuyển nước kết nối với các hồ lớn.
Đối với các đô thị trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long (thường xuyên chịu tác động kép của lũ và nước biển dâng), cần chú trọng dành không gian giữ nước tạm thời; mặt khác cần có nhiều giải pháp đồng bộ kiểm soát ngập lụt với hệ thống đê bao, cống kiểm soát lũ, triều cường,… để có thể phát triển tập trung.
Đối với các đô thị ven biển, chịu tác động của nước biển dâng, triều cường, xâm nhập mặn, nên phát triển phi tập trung gắn với không gian mở dựa trên khung thiên nhiên như rừng ngập mặn, hệ thống sông, kênh, rạch,…
Hạ tầng quy hoạch đô thị cần được quy hoạch theo hướng thân thiện với môi trường, kết hợp các giải pháp công trình và phi công trình. Trong đó, cần đặc biệt chú trọng xây dựng và sử dụng các hồ điều hòa để tạo không gian chứa nước thích ứng với mưa, lũ, triều cường, ngăn nước tràn vào các đô thị; đồng thời làm nhiệm vụ cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất trong mùa khô.
Lồng ghép giải pháp quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị với giải pháp quản lý hệ thống nước mặt trong đô thị. Hệ thống khung giao thông (đường bộ, đường sắt) trong vùng, hệ thống giao thông chính ở các đô thị phải có hướng xuôi theo hướng chính của dòng nước lên xuống, tránh tạo thành những con đê ngăn cản dòng chảy.
Có cơ chế, chính sách đảm bảo thực hiện tốt việc liên kết phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long bền vững, nhằm phát huy tối đa hiệu quả của các nguồn lực, các lĩnh vực để liên kết phát triển đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long theo hướng kinh tế xanh và bền vững./.
Phát biểu tại hội thảo, Điều phối viên quốc gia Viện Chuyển đổi môi trường và xã hội Ngô Thị Lệ Mai nhấn mạnh: Hội thảo này nhằm chia sẻ và thảo luận các vấn đề liên quan đến kinh nghiệm xây dựng khả năng chống chịu ở các đô thị tại Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Trên cơ sở đó, tìm ra các giải pháp quy hoạch, ứng phó với những tác động bất lợi do biến đổi khí hậu, trong đó chú trọng đến tình trạng ngập úng đô thị ở thành phố Cần Thơ và vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Theo nhận định của PGS,TS, KTS. Lưu Đức Cường, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia - Bộ Xây dựng, đô thị hóa là một hiện tượng tất yếu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu đô thị hóa không đúng hướng, không hợp lý, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu như hiện nay sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường và sức khỏe của con người. Những năm gần đây, tình trạng ngập lụt đang ngày càng gia tăng ở nhiều đô thị trong nước. Riêng vùng đồng bằng sông Cửu Long, ngoài ngập lụt do triều cường nhiều đô thị còn bị sạt lở bờ sông, kênh, rạch, bị nước mặn xâm nhập, thiếu nước sạch,...
Các vấn nạn về ô nhiễm môi trường, nguy cơ ngập sâu, ngập lâu và nhiều nguy cơ khác do tác động của biến đối khí hậu toàn cầu, nước biển dâng, xây dựng các đập thủy điện ở dòng chính sông Mê Kông phía thượng nguồn,… đang đe dọa sự phát triển bền vững của nhiều đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, việc lồng ghép các yếu tố thiên tai và biến đổi khí hậu vào quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có quy hoạch xây dựng các đô thị, là yêu cầu cấp thiết.
Hội thảo tập trung trao đổi, thảo luận các nội dung: Định hướng trong quy hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long; Quy hoạch xây dựng đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh biến đổi khí hậu; Xu hướng và mô hình phát triển đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long trước tác động của biến đổi khí hậu; Xây dựng và áp dụng bộ chỉ số đánh giá khả năng chống chịu ở khu vực đô thị; Các ý tưởng về xây dựng khả năng chống chịu cho thành phố Cần Thơ trong bối cảnh liên kết vùng và hội nhập quốc tế; Bài học kinh nghiệm về phát triển đô thị trong vùng trũng thấp ở Việt Nam; Các vấn đề tồn tại trong hoạt động chống ngập ở thành phố Hồ Chí Minh;….
Hội thảo đã thống nhất đề xuất một số giải pháp về quy hoạch đô thị chống ngập thích ứng với biến đổi khí hậu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới gồm:
Quy hoạch xây dựng đô thị ở đồng bằng sông Cửu Long phải chủ động “dành chỗ cho nước”, không để nước tự do lấn chiếm không gian đô thị. Vùng đồng bằng sông Cửu Long phải có một “quy hoạch nước” nhằm chủ động trong việc kết hợp quy hoạch xây dựng đô thị với quy hoạch thủy lợi, tưới tiêu. Phải xác định được các vùng chứa nước, thoát nước cho các mùa mưa lũ, triều cường,… vừa phù hợp với quy luật tự nhiên vừa đảm bảo tính chủ động trong việc điều tiết, kiểm soát nước.
Đối với các đô thị vùng Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười, mô hình phát triển đô thị nên theo nguyên tắc thích ứng với lũ. Các đô thị ở vùng này nên hạn chế phát triển tập trung để dành không gian chứa nước và tạo các kênh chuyển nước kết nối với các hồ lớn.
Đối với các đô thị trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long (thường xuyên chịu tác động kép của lũ và nước biển dâng), cần chú trọng dành không gian giữ nước tạm thời; mặt khác cần có nhiều giải pháp đồng bộ kiểm soát ngập lụt với hệ thống đê bao, cống kiểm soát lũ, triều cường,… để có thể phát triển tập trung.
Đối với các đô thị ven biển, chịu tác động của nước biển dâng, triều cường, xâm nhập mặn, nên phát triển phi tập trung gắn với không gian mở dựa trên khung thiên nhiên như rừng ngập mặn, hệ thống sông, kênh, rạch,…
Hạ tầng quy hoạch đô thị cần được quy hoạch theo hướng thân thiện với môi trường, kết hợp các giải pháp công trình và phi công trình. Trong đó, cần đặc biệt chú trọng xây dựng và sử dụng các hồ điều hòa để tạo không gian chứa nước thích ứng với mưa, lũ, triều cường, ngăn nước tràn vào các đô thị; đồng thời làm nhiệm vụ cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất trong mùa khô.
Lồng ghép giải pháp quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị với giải pháp quản lý hệ thống nước mặt trong đô thị. Hệ thống khung giao thông (đường bộ, đường sắt) trong vùng, hệ thống giao thông chính ở các đô thị phải có hướng xuôi theo hướng chính của dòng nước lên xuống, tránh tạo thành những con đê ngăn cản dòng chảy.
Có cơ chế, chính sách đảm bảo thực hiện tốt việc liên kết phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long bền vững, nhằm phát huy tối đa hiệu quả của các nguồn lực, các lĩnh vực để liên kết phát triển đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long theo hướng kinh tế xanh và bền vững./.
Yêu cầu phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam trong tình hình mới  (27/10/2015)
Yêu cầu phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam trong tình hình mới  (27/10/2015)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 19-10 đến ngày 25-10-2015)  (27/10/2015)
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 19-10 đến ngày 25-10-2015)  (27/10/2015)
Tăng cường giám sát và phản biện xã hội để phát huy dân chủ  (26/10/2015)
Việt Nam và Na Uy ký kết hợp tác đào tạo cán bộ công đoàn  (26/10/2015)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay