Tăng cường giám sát và phản biện xã hội để phát huy dân chủ
Ngày 26-10, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Thanh tra Chính phủ tổ chức tọa đàm góp ý vào dự thảo các văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng.
Tọa đàm có chủ đề “Phát huy dân chủ trong thời kỳ Internet; giám sát và phản biện xã hội; đấu tranh phòng, chống tham nhũng”.
Bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân
Giáo sư-tiến sỹ Hồ Sĩ Quý, nguyên Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, nhận định dự thảo đã dành chương XIII để trình bày những tư tưởng định hướng về “Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân” trong thời gian tới. Những tư tưởng định hướng, phương hướng phát huy dân chủ xã hội, những nhiệm vụ cụ thể mà các cơ quan có trách nhiệm cần phải thực hiện được nêu trong Dự thảo Văn kiện đã đầy đủ.
Thực hiện nghiêm và có hiệu quả những nguyên tắc và những nội dung này, nền dân chủ ở Việt Nam sẽ đạt tới trình độ mới. Cùng với đó, sự phát triển kinh tế - xã hội có khả năng sẽ đạt tới trình độ tối ưu hơn, nền dân chủ của đất nước sẽ có cơ sở để được bảo vệ một cách vững chắc hơn. Vấn đề là làm thế nào để những tư tưởng đó thực sự đi vào đời sống.
Giáo sư Hồ Sĩ Quý cho rằng cần có thái độ hợp lý, thức thời, sáng suốt đối với dân chủ, tức là biết sử dụng dân chủ như một phương thức hữu hiệu để quản lý và điều tiết, xã hội sẽ được giải phóng về mặt tiềm năng, sẽ được kích hoạt về tính năng động, sẽ được mở rộng về độ tự do, sáng tạo và cống hiến dân sự. Biết sử dụng dân chủ, có thái độ hợp lý đối với dân chủ, về nguyên tắc, cơ chế dân chủ và văn hóa dân chủ sẽ được hình thành và hoàn thiện. Cơ chế dân chủ sẽ góp phần thúc đẩy xã hội phát triển và văn hóa dân chủ sẽ góp phần làm xã hội thêm lành mạnh.
Tiến sỹ Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế thế giới nêu quan điểm muốn phát huy dân chủ, vấn đề hết sức quan trọng là phải thực hiện nghiêm túc hoạt động giám sát và phản biện xã hội. Giám sát và phản biện xã hội là một hoạt động rất phổ biến trong các xã hội hiện đại, là một giải pháp đấu tranh phòng chống tham nhũng hiệu quả.
Tiến sỹ Võ Đại Lược phân tích công tác giám sát xã hội và phản biện xã hội là yêu cầu khách quan của một nhà nước pháp quyền. Muốn có một nhà nước pháp quyền thực sự thì kinh tế thị trường phải hoàn thiện, xã hội dân sự cũng phải phát triển. Bộ ba này luôn có mối quan hệ lẫn nhau, bổ sung cho nhau, kiềm chế lẫn nhau. Bên cạnh đó, cần xây dựng một hệ thống giám sát và phản biện quốc gia, trong đó, người đứng đầu phải quyết tâm xây dựng mộ hệ thống giám sát các sai phạm, phản biện các thiếu sót trong toàn bộ hoạt động của bộ máy. Để chống lại các tệ quan liêu, tham nhũng, hoạt động của bộ máy nhà nước cần hoạt động theo đúng nguyên tắc công khai minh bạch, không chỉ trong việc công bố các thông tin mà còn trong cả việc giám sát và phản biện xã hội.
Tiến sỹ Võ Đại Lược đề nghị Đảng, Nhà nước cần ban hành luật về giám sát phản biện, trong đó quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan công quyền; có cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện cho người dân, các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan truyền thông đại chúng tham gia vào giám sát, phản biện xã hội.
Cần biện pháp mạnh mẽ đấu tranh phòng, chống tham nhũng
Góp ý vào dự thảo văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng, liên quan đến lĩnh vực phòng, chống tham nhũng, đồng chí Phạm Hữu Nghị, Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, nêu rõ dự thảo các báo cáo trình Đại hội lần thứ XII, Đảng đã chỉ rõ cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng vẫn còn nhiều phức tạp. Điều này đòi hỏi cần có các biện pháp mạnh mẽ, hướng tới các kết quả cụ thể hơn để có thể xoay chuyển được tình hình trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Đồng chí Phạm Hữu Nghị kiến nghị cần thể hiện rõ hơn vấn đề tham nhũng trong Báo cáo chính trị; chỉ ra những mặt thuận lợi, hạn chế trong hoạt động phòng chống tham nhũng. Cơ quan quản lý nhà nước cần xem xét, nghiên cứu, nếu thấy cơ chế, chính sách, các giải pháp thời gian qua không phát huy tác dụng, cần đổi mới cơ chế, chính sách và phải tìm ra các giải pháp mới để bảo đảm cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng đạt được kết quả như mong muốn của nhân dân.
Theo phó giáo sư Bùi Nguyên Khánh, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, muốn phòng, chống tham nhũng hiệu quả, trước hết cần coi trọng công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Trong công cuộc đổi mới, Đảng xác định xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đảng viên, trong đó nhấn mạnh đến việc cần đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, coi trọng công tác đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tăng cường quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân.
Phó giáo sư Bùi Nguyên Khánh kiến nghị các cơ quan, chính quyền nhà nước cần nghiên cứu, tiếp thu kinh nghiệm của nhiều nước tiên tiến trên thế giới, xây dựng các giải pháp cụ cụ thể để cán bộ, công chức không thể, không dám, không muốn và không cần tham nhũng. Để làm được việc đó trước hết cần minh bạch trong nhiều vấn đề, lĩnh vực: kê khai và quản lý tài sản, ngân sách, mua sắm, quản lý đất đai, nhà ở, vốn, nguồn viện trợ, đầu tư... Bên cạnh đó, cần phải quy định chi tiết, cụ thể và các thủ tục thực hiện trách nhiệm giải trình của cán bộ, công chức lãnh đạo các cấp.
Tăng cường dân chủ, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Phát biểu kết luận, giáo sư Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc việt Nam, nhấn mạnh cuộc tọa đàm đã thu được những kết quả tốt, góp phần hoàn thiện văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng. Những ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, đại diện các tổ chức đoàn thể đã tập trung phân tích ba chủ đề: phòng chống tham nhũng, dân chủ trong Internet, giám sát và phản biện xã hội.
Giáo sư Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ hiện Mặt trận đang tích cực phối hợp với các bộ, ngành, các tổ chức chính trị, xã hội triển khai tám cuộc giám sát. Dự kiến, đến hết năm 2015, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội sẽ tổng kết tám chương trình giám sát này, sau đó sẽ tiếp tục hướng dẫn các địa phương tiếp tục triển khai giám sát tại cơ sở.
Qua buổi tọa đàm, có ý kiến cho rằng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức thích hợp nhất, góp phần phát huy dân chủ, thực hiện giám sát và phản biện xã hội, vì vậy Mặt trận sẽ tiếp tục làm tốt hơn nữa chức năng này trong thời gian tới. Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn thực hiện phương châm phát huy dân chủ, nghe dân nói, nói cho dân nghe và làm cho dân tin để phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Luật Mặt trận Tổ quốc ra đời đã khẳng định rõ hơn vai trò Mặt trận. Đối với giám sát và phản biện trong điều kiện Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, trước mắt, phấn đấu có pháp lệnh về giám sát và phản biện còn về lâu dài thì cần phải xây dựng được Luật về giám sát và phản biện.
Xung quanh các vấn đề liên quan đến Internet, giáo sư Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh trong thời kỳ hiện nay Internet đã trở thành một diễn đàn rộng lớn của xã hội nhưng diễn đàn này hiện chưa phản ánh đầy đủ các giới trong xã hội. Cần nhìn nhận vấn đề này theo hướng “mềm mỏng” hơn vì trên Internet có những thông tin đúng và thông tin chưa đúng. Đó là vấn đề cần phải điều chỉnh vì những thông tin không đúng sẽ ảnh hưởng đến xã hội. Thông tin sai trên Internet cũng chưa có ai chịu trách nhiệm, vì vậy, về lâu dài, chúng ta phải xây dựng luật quản lý Internet.
Đối với công tác phòng, chống tham nhũng, giáo sư Nguyễn Thiện Nhân khẳng định đó là cuộc đấu tranh của toàn hệ thống chính trị, tuy nhiên cho đến nay diễn biến của nạn tham nhũng vẫn còn phức tạp. Cần làm rõ nguyên nhân để tìm ra những giải pháp khắc phục.
Giáo sư Nguyễn Thiện Nhân lưu ý bảo đảm quyền dân chủ là tạo cho người dân được tham gia xác định đường lối phát triển đất nước; người dân được hỏi ý kiến và có sự đồng tình của người dân; đối với những vấn đề phức tạp liên quan đến toàn dân cần trưng cầu ý kiến của toàn dân. Trong quá trình hình thành đường lối chính sách cần có sự đồng thuận của nhân dân, phải làm cho để dân tin, vì dân là người đi bầu lãnh đạo các cấp, là người chọn đại diện cho mình.
Giáo sư Nguyễn Thiện Nhân cho biết những ý kiến tâm huyết của các đại biểu tại các cuộc tọa đàm sẽ được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gửi tới Bộ Chính trị, Văn phòng Trung ương Đảng, Ban soạn thảo Văn kiện nhằm góp ý vào các dự thảo văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng./.
Việt Nam và Na Uy ký kết hợp tác đào tạo cán bộ công đoàn  (26/10/2015)
“Giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường là tất yếu”  (26/10/2015)
Hơn 300.000 người Việt tại Pháp luôn hướng về quê hương  (26/10/2015)
Tỉnh Saitama mong muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam  (26/10/2015)
Thủ tướng chỉ đạo giải quyết việc lao động bị hành hung tại Algeria  (26/10/2015)
Việt Nam - Lào đẩy mạnh hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo  (26/10/2015)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên