Chuyển đổi chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình sang vấn đề dân số và phát triển
PGS, TS. Phạm Văn Linh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam A. Ơ-ken (Arthur Erken) chủ trì Hội thảo. Đại diện các cơ quan báo chí trung ương, địa phương, các đại biểu và các nhà khoa học cùng tham dự.
PGS, TS. Phạm Văn Linh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu khai mạc Hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS, TS. Phạm Văn Linh cho biết, thời gian qua, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng: mức sinh giảm mạnh, tuổi thọ bình quân đầu người tăng lên, sức khỏe bà mẹ và trẻ em được cải thiện đáng kể. Đóng góp quan trọng vào những thành công đó, báo chí giữ vai trò then chốt, là cầu nối đắc lực giữa các cơ quan, đoàn thể đối với mỗi người dân. Các phương tiện thông tin đại chúng đã và đang tuyên truyền về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình một cách hiệu quả, tạo dư luận xã hội thuận lợi cho việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn: quy mô dân số tiếp tục tăng, mật độ dân số thuộc nhóm cao nhất thế giới. Chất lượng dân số ở mức trung bình khá, nhưng tốc độ dân số già hóa nhanh, mất cân bằng giới tính khi sinh tăng cao; công tác chăm sóc sức khỏe ở các vùng sâu, vùng xa còn nhiều hạn chế; vấn đề bất bình đẳng giới chưa được giải quyết một cách triệt để. Theo đó, việc chuyển đổi chủ trương từ chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình sang chính sách dân số và phát triển có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức của toàn xã hội.
Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam A. Ơ-ken trình bày tham luận tại Hội thảo
Đưa ra một số ý kiến về những thay đổi trong chính sách dân số ở Việt Nam, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam A. Ơ-ken cho rằng, dân số Việt Nam có sự biến đổi lớn, đó là số lượng con ít hơn trước, tuổi thọ tăng lên, điều đó tạo ra lực lượng lao động đông đảo. Tận dụng cơ hội dân số vàng bằng cách đầu tư vào chăm sóc y tế, bao gồm chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục, đặc biệt cho thanh niên và vị thành niên; đầu tư vào giáo dục và dạy nghề; kết nối giữa nguồn cung nhân lực và nhu cầu thị trường lao động; tăng cường năng suất lao động và kỹ năng mềm cho người lao động; tạo việc làm, cải thiện hệ thống an sinh xã hội để người lao động tích lũy cho tương lai tuổi già,… Đối với vấn đề già hóa dân số, cần có những chính sách và chương trình an sinh xã hội nhằm giúp người cao tuổi duy trì mức sống trong xã hội, đẩy mạnh sự tham gia tích cực của người cao tuổi trong các hoạt động xã hội.
GS, TS. Nguyễn Đình Cử, Viện Dân số và các vấn đề xã hội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, sau khi đất nước lập lại hòa bình, dân số nước ta bùng nổ một cách nhanh chóng, tăng thêm từ 0,40 triệu người mỗi năm giai đoạn 1945 - 1955 lên 0,99 triệu người giai đoạn 1955 - 1965, bình quân 3,3%/năm. Nhận thức được tác động của dân số đối với sự phát triển, ngay từ những năm 60 của thập kỷ XX, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách dân số với mục tiêu giảm sinh, thực hiện “mỗi gia đình chỉ có 2 con”. Hiện nay và trong tương lai, khi mức sinh đã giảm bền vững dưới mức sinh thay thế, để đạt được mục tiêu “phát triển bền vững” thì trọng tâm của chính sách dân số cần phải thay đổi để thích ứng với bối cảnh phát triển mới. Hay nói cách khác, yếu tố dân số cần phải được giải quyết trong mối quan hệ chặt chẽ với phát triển bền vững. Vì vậy, chuyển đổi trọng tâm của chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển là yêu cầu bức thiết.
GS, TS. Nguyễn Đình Cử nhấn mạnh các giải pháp về bảo đảm an ninh lương thực, phát triển hệ thống giáo dục phổ thông từ số lượng sang chất lượng. Theo đó, tỷ lệ dân số trong độ tuổi học sinh phổ thông giảm hơn 10%, từ 39,33% năm 1979 xuống còn 28, 73% vào năm 2009. Về dài hạn, dân số độ tuổi học sinh phổ thông ở nước ta sẽ vẫn tiếp tục giảm. Việc chuyển đổi từ hệ thống giáo dục phổ thông phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu là nhu cầu tất yếu. Cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm nhằm tận dụng tối đa cơ hội dân số vàng; bảo đảm an sinh cho người cao tuổi; giải quyết vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh; phát triển hệ thống y tế phù hợp với yêu cầu của dân số biến đổi nhanh; nâng cao chất lượng cuộc sống của người di cư, trong đó cần giải quyết những khó khăn về nhà ở, cung cấp các thông tin, kiến thức để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người di cư; nâng cao chất lượng dân số và chất lượng dân số đầu đời.
Theo GS, TS. Nguyễn Đình Cử, Việt Nam cần xây dựng một hệ thống pháp luật về dân số phù hợp với Hiến pháp sửa đổi năm 2013 và các cam kết quốc tế, lồng ghép biến đổi dân số vào các kế hoạch phát triển, trong đó trọng tâm là kế hoạch hóa lao động - việc làm nhằm tận dụng cơ hội dân số vàng…; xây dựng hệ thống số liệu dân số đầy đủ, tin cậy và dự báo dân số. Điều quan trọng là đẩy mạnh thông tin, giáo dục truyền thông về dân số và phát triển…
Chiều cùng ngày, các đại biểu thảo luận nhóm xung quanh các vấn đề: già hóa dân số và bảo trợ xã hội cho người cao tuổi; đầu tư cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục cho thanh niên và vị thành niên; mất cân bằng giới tính khi sinh;…/.
Việt Nam luôn coi trọng và phát triển quan hệ với Macedonia  (03/12/2014)
Thắt chặt tình hữu nghị qua Tuần lễ văn hóa Lào tại Việt Nam  (03/12/2014)
Đại sứ quán Việt Nam tại Nga chúc mừng Quốc khánh Lào  (03/12/2014)
Kiểm tra, xử lý hành vi gian lận kinh doanh xăng dầu  (03/12/2014)
Chủ tịch Duma Quốc gia Nga giao lưu với sinh viên Việt Nam  (02/12/2014)
Lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc tiếp cựu chiến binh Lào và Campuchia  (02/12/2014)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên