Việt Nam luôn coi trọng và phát triển quan hệ với Macedonia
Phó Chủ tịch nước khẳng định, trong khi kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế và khu vực, vì hòa bình, hợp tác và phát triển, Việt Nam luôn coi trọng củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước bạn bè truyền thống, trong đó có Macedonia.
Tổng thống Gjorge Ivanov đánh giá cao những thành tựu to lớn về mọi mặt của Việt Nam trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế-xã hội; khẳng định Macedonia mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác với Việt Nam.
Hai bên nhất trí cho rằng quan hệ kinh tế-thương mại giữa hai nước còn khiêm tốn, việc hai nước đã ký các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ký hiệp định hợp tác kinh tế trong chuyến thăm sẽ tạo khung pháp lý thuận lợi cho thúc đẩy quan hệ song phương và nâng cao kim ngạch thương mại giữa hai nước.
Hai bên thống nhất một số phương hướng, biện pháp nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Macedonia, trước hết nghiên cứu khả năng thành lập Ủy ban liên chính phủ về hợp tác Việt Nam-Macedonia, thiết lập quan hệ trực tiếp giữa doanh nghiệp hai nước qua việc tổ chức các diễn đàn doanh nghiệp, thiếp lập quan hệ hợp tác giữa hai Phòng Thương mại-công nghiệp dựa trên khuôn khổ pháp lý đã ký của các hiệp định.
Việt Nam khẳng định sẵn sàng làm cầu nối giúp Macedonia tăng cường quan hệ với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và đổi lại, Macedonia sẽ là cửa ngõ để các sản phẩm của Việt Nam vào thị trường Balkan.
Hai bên cũng thống nhất cần thúc đẩy hợp tác trên lĩnh vực giáo dục-đào tạo thông qua việc sớm nghiên cứu, ký kết các hiệp định hợp tác song phương, đồng thời tăng cường giao lưu văn hóa và giao lưu nhân dân.
Hai bên cũng đã trao đổi về một số vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm; khẳng định mong muốn tiếp tục phối hợp chặt chẽ trên các diễn đàn quốc tế và khu vực, nhất là tại Liên hợp quốc và Tổ chức quốc tế Pháp ngữ.
Tổng thống Gjorge Ivanov khẳng định sẽ tiếp tục ủng hộ Việt Nam ứng cử vào vị trí thành viên của các tổ chức của Liên hợp quốc. Về vấn đề Biển Đông, Lãnh đạo Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ Macedonia bày tỏ ủng hộ quan điểm, lập trường của Việt Nam giải quyết các tranh chấp thông qua các biện pháp hoà bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Thay mặt Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã trân trọng mời Tổng thống Gjorge Ivanov thăm chính thức Việt Nam vào thời gian thích hợp. Tổng thống Gjorge Ivanov đã vui vẻ nhận lời mời. Thời gian cụ thể của chuyến thăm sẽ được thu xếp qua đường ngoại giao.
Cùng ngày 02-12, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã hội kiến với Thủ tướng Nikola Gruevski và Chủ tịch Quốc hội Trajco Velianovski.
Tại cuộc gặp Thủ tướng Nikola Gruevski, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã thông báo kết quả cuộc hội đàm với Tổng thống Gjorge Ivanov. Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan khẳng định Việt Nam thực hiện nhất quán chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa với mong muốn tăng cường và làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị truyền thống với Macedonia.
Hai bên đánh giá quan hệ hợp tác chính trị và trên các diễn đàn đa phương giữa hai nước phát triển tốt đẹp, tuy nhiên hợp tác kinh tế còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng; cho rằng việc ký kết các Hiệp định sẽ tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi nhằm tăng cường quan hệ thương mại-đầu tư giữa hai nước.
Hai bên cũng nhất trí nghiên cứu thành lập cơ chế Ủy ban liên chính phủ về hợp tác kinh tế, tăng cường trao đổi đoàn các bộ, ngành; mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, văn hóa, du lịch. Theo đó, hai bên xem xét khả năng ký kết các Hiệp định thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực này.
Tại cuộc gặp Chủ tịch Quốc hội Trajco Velianovski, Chủ tịch Quốc hội Macedonia hoan nghênh chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ song phương, đặc biệt vào dịp hai nước kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Hai bên đánh giá, cùng với quan hệ chính trị tốt đẹp, ngoại giao Nghị viện giữa hai nước đang được chú trọng; nhất trí tăng cường trao đổi đoàn giữa hai Quốc hội nhằm tăng cường hiểu biết và trao đổi kinh nghiệm.
Chủ tịch Quốc hội Velianovski khẳng định, Quốc hội Macedonia luôn ủng hộ việc tăng cường quan hệ song phương trên tất cả các lĩnh vực, nhất là về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục; đề nghị hai bên xem xét việc thành lập Nhóm Nghị sỹ hữu nghị của hai nước để mở rộng quan hệ giữa cơ quan lập pháp Việt Nam-Macedonia.
Hai bên bày tỏ tin tưởng với nền tảng quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp, cùng với các Hiệp định khung về hợp tác đã được ký kết, quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Macedonia sẽ đạt được những tiến triển tích cực, đồng thời góp phần mở rộng hợp tác của mỗi nước với 2 khu vực.
Nhân dịp này, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã chuyển lời thăm hỏi và lời mời thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tới Ngài Chủ tịch Quốc hội Macedonia.
Sau cuộc hội kiến với Thủ tướng Macedonia, trước sự chứng kiến của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan và Phó Thủ tướng Vlađimia Pesépxki, hai bên ký Hiệp định hợp tác về kinh tế và Hiệp định miễn thị thực hộ chiếu ngoại giao và công vụ.
Chiều cùng ngày, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã có cuộc gặp thân mật với đại diện kiều bào Việt Nam sinh sống tại Macedonia./.
Thắt chặt tình hữu nghị qua Tuần lễ văn hóa Lào tại Việt Nam  (03/12/2014)
Đại sứ quán Việt Nam tại Nga chúc mừng Quốc khánh Lào  (03/12/2014)
Kiểm tra, xử lý hành vi gian lận kinh doanh xăng dầu  (03/12/2014)
Chủ tịch Duma Quốc gia Nga giao lưu với sinh viên Việt Nam  (02/12/2014)
Lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc tiếp cựu chiến binh Lào và Campuchia  (02/12/2014)
Tổng Bí thư gửi thư chúc mừng Hội Cựu chiến binh Việt Nam  (02/12/2014)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên