Tổng thống Cộng hòa Thống nhất Tanzania sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
22:06, ngày 24-10-2014
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Tổng thống Cộng hòa Thống nhất Tanzania Jakaya Mrisho Kikwete sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 26 đến ngày 28-10-2014.
Đây là chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai của Tổng thống Tanzania Jakaya Mrisho Kikwete. Lần thứ nhất vào năm 2001 trên cương vị Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế.
Cộng hòa Thống nhất Tanzania nằm ở phía Đông châu Phi, diện tích hơn 900.000km2, dân số khoảng 48 triệu người.
Với nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, Tanzania đang triển khai chiến lược “Nông nghiệp là hàng đầu”, với mức đầu tư cho nông nghiệp chiếm 7% ngân sách, đồng thời tranh thủ sự quan tâm trợ giúp của bên ngoài cho lĩnh vực này.
Sản xuất vàng cũng là thế mạnh của Tanzania. Đây là quốc gia sản xuất vàng lớn thứ 3 châu Phi.
Việt Nam và Tanzania có quan hệ truyền thống tốt đẹp, hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 14-2-1965.
Lãnh đạo Tanzania coi Việt Nam là tấm gương đấu tranh chống xâm lược đối với các dân tộc bị áp bức, đặc biệt là các nước châu Phi và ủng hộ tích cực Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Thời gian qua, hai nước cũng đã tích cực trao đổi đoàn các cấp. Phía Việt Nam sang Tanzania có: Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Phạm Minh Tuyên (2011), Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng Hoàng Bình Quân (2013); Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Phương Nga (5-2014).
Phía Tanzania sang Việt Nam có: Thủ tướng Pinda (3-2010), Thư ký thường trực Bộ Nông nghiệp, An ninh lương thực và Hợp tác dẫu đầu sang tham dự Hội thảo Quốc tế Việt Nam châu Phi lần thứ 2 (8-2010) kết hợp làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương; Tổng thống khu bán tự trị Dandiba thuộc Tanzania Ali Mohamed Shein (11-2012).
Trong vấn đề hợp tác quốc tế, Tanzania ủng hộ Việt Nam vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thành viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2008-2009), thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2014-2016), công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam.
Việt Nam và Tanzani có quan hệ truyền thống tốt đẹp, tuy nhiên hợp tác thương mại giữa hai nước còn khiêm tốn, chưa đáp ứng được tiềm năng hai nước.
Trước năm 2009, kim ngạch thương mại song phương đạt khoảng 30-40 triệu USD/năm; từ năm 2010 đạt trên 100 triệu USD/năm. Năm 2013 kim ngạch song phương đạt 105 triệu USD. 6 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu của Việt Nam sang Tanzania đạt 17,4 triệu USD. Các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu giữa hai nước là gạo, clanh-ke, bông, hạt điều, thức ăn gia súc.
Tháng Ba vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã cử đoàn sang Tanzania tìm hiểu khả năng hợp tác trồng lúa và xây dựng Viện nghiên cứu giống thủy sản tại khu bán tự trị Dandiba.
Tanzani mong muốn doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sản xuất máy nông nghiệp nhỏ để cung cấp cho Tanzania và thị trường 5 nước Đông Phi, học tập kinh nghiệm của Việt Nam trong trồng lúa và nuôi thủy sản.
Trong lĩnh vực viễn thông, Chính phủ Tanzania đã cấp phép cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel triển khai xây dựng và vận hành mạng viễn thông 3G tại Tanzania, dự kiến khai trương vào giữa năm 2015.
Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Tanzania Jakaya Mrisho Kikwete nhằm thúc đẩy hợp tác song phương Việt Nam - Tanzania; trao đổi kinh nghiệm và biện pháp hợp tác trong các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, đầu tư, giáo dục, y tế, viễn thông và trao đổi về một số vấn đề quốc tế cùng quan tâm./.
Cộng hòa Thống nhất Tanzania nằm ở phía Đông châu Phi, diện tích hơn 900.000km2, dân số khoảng 48 triệu người.
Với nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, Tanzania đang triển khai chiến lược “Nông nghiệp là hàng đầu”, với mức đầu tư cho nông nghiệp chiếm 7% ngân sách, đồng thời tranh thủ sự quan tâm trợ giúp của bên ngoài cho lĩnh vực này.
Sản xuất vàng cũng là thế mạnh của Tanzania. Đây là quốc gia sản xuất vàng lớn thứ 3 châu Phi.
Việt Nam và Tanzania có quan hệ truyền thống tốt đẹp, hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 14-2-1965.
Lãnh đạo Tanzania coi Việt Nam là tấm gương đấu tranh chống xâm lược đối với các dân tộc bị áp bức, đặc biệt là các nước châu Phi và ủng hộ tích cực Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Thời gian qua, hai nước cũng đã tích cực trao đổi đoàn các cấp. Phía Việt Nam sang Tanzania có: Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Phạm Minh Tuyên (2011), Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng Hoàng Bình Quân (2013); Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Phương Nga (5-2014).
Phía Tanzania sang Việt Nam có: Thủ tướng Pinda (3-2010), Thư ký thường trực Bộ Nông nghiệp, An ninh lương thực và Hợp tác dẫu đầu sang tham dự Hội thảo Quốc tế Việt Nam châu Phi lần thứ 2 (8-2010) kết hợp làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương; Tổng thống khu bán tự trị Dandiba thuộc Tanzania Ali Mohamed Shein (11-2012).
Trong vấn đề hợp tác quốc tế, Tanzania ủng hộ Việt Nam vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thành viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2008-2009), thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2014-2016), công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam.
Việt Nam và Tanzani có quan hệ truyền thống tốt đẹp, tuy nhiên hợp tác thương mại giữa hai nước còn khiêm tốn, chưa đáp ứng được tiềm năng hai nước.
Trước năm 2009, kim ngạch thương mại song phương đạt khoảng 30-40 triệu USD/năm; từ năm 2010 đạt trên 100 triệu USD/năm. Năm 2013 kim ngạch song phương đạt 105 triệu USD. 6 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu của Việt Nam sang Tanzania đạt 17,4 triệu USD. Các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu giữa hai nước là gạo, clanh-ke, bông, hạt điều, thức ăn gia súc.
Tháng Ba vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã cử đoàn sang Tanzania tìm hiểu khả năng hợp tác trồng lúa và xây dựng Viện nghiên cứu giống thủy sản tại khu bán tự trị Dandiba.
Tanzani mong muốn doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sản xuất máy nông nghiệp nhỏ để cung cấp cho Tanzania và thị trường 5 nước Đông Phi, học tập kinh nghiệm của Việt Nam trong trồng lúa và nuôi thủy sản.
Trong lĩnh vực viễn thông, Chính phủ Tanzania đã cấp phép cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel triển khai xây dựng và vận hành mạng viễn thông 3G tại Tanzania, dự kiến khai trương vào giữa năm 2015.
Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Tanzania Jakaya Mrisho Kikwete nhằm thúc đẩy hợp tác song phương Việt Nam - Tanzania; trao đổi kinh nghiệm và biện pháp hợp tác trong các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, đầu tư, giáo dục, y tế, viễn thông và trao đổi về một số vấn đề quốc tế cùng quan tâm./.
Bế giảng Lớp Bồi dưỡng Bí thư cấp ủy cấp huyện lần hai  (24/10/2014)
Sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch Lào Cai sau hơn 20 năm thành lập tỉnh  (24/10/2014)
Một số mô hình hiệu quả trong công tác kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển  (24/10/2014)
Một số mô hình hiệu quả trong công tác kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển  (24/10/2014)
Trình Quốc hội việc phê chuẩn hai Công ước của Liên hợp quốc  (23/10/2014)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên