Chủ tịch nước tiếp xúc cử tri quận 1 và quận 3 của Thành phố Hồ Chí Minh
21:54, ngày 14-10-2014
Ngày 14-10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng các Đại biểu Quốc hội đã tiếp xúc với cử tri quận 1 và quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại buổi tiếp xúc, các cử tri hoan nghênh Kỳ họp thứ 8 sẽ thảo luận những nội dung quan trọng về hoàn thiện bộ máy Nhà nước và đánh giá tình hình kinh tế xã hội. Tuy vậy, cử tri cũng băn khoăn về số lượng dự án luật sẽ xem xét lớn nhất từ trước đến nay với 42 dự án luật và Nghị quyết được thảo luận, trong đó thông qua 17 dự luật quan trọng như Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp....
Quan tâm đến những báo cáo giám sát chuyên đề về kinh tế xã hội cùng tình hình triển khai các dự án đầu tư quan trọng sẽ trình Quốc hội, các cử tri cũng đặt câu hỏi chất vấn về nguyên nhân dẫn đến tình trạng hàng hóa nội địa ứ đọng thiếu cạnh tranh. Doanh nghiệp trong nước không làm nổi phụ kiện theo đơn đặt hàng của nước ngoài.
Một số ý kiến cho rằng, Nhà nước cần trọng dụng đội ngũ chuyên gia khoa học trong việc tham gia tư vấn, phản biện. Việc không thu hút được các nhà khoa học vào khâu nghiên cứu ứng dụng sản xuất là nguyên nhân làm giảm cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.
Trước tình trạng bất động sản phát triển nóng, cảng biển phát triển thiếu quy hoạch tại nhiều địa phương, chất lượng công trình xây dựng xuống cấp nhanh, các cử tri nhấn mạnh trách nhiệm giám sát của đại biểu Quốc hội, không để nguồn lực đất nước phung phí vào các dự án đầu tư thiếu hiệu quả.
Các cử tri Trần Văn Trân, Lê Văn Minh (phường Cầu Ông Lãnh), Hoàng Dương Thương (phường Bến Nghé), Nguyễn Văn Cường (phường Tân Định); Nguyễn Công Cẩn (phường 3) ... đã lên tiếng về những bất cập trong cung cấp dịch vụ y tế, hiệu quả cai nghiện tại cộng đồng, tiến độ thực hiện các dự án tái định cư dẫn đến khó khăn trong đời sống; đề nghị người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm nếu để khiếu kiện kéo dài.
Các cử tri cho rằng việc để thị trường tự điều tiết đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân. Nông dân luôn trong tình trạng được mùa mất giá, ép giá. Các nội dung kiến nghị cũng nhấn mạnh đến việc giám sát chương trình về kinh tế biển, đề nghị Chính phủ có báo cáo về việc đảm bảo đời sống người dân vùng biển, hỗ trợ đánh bắt xa bờ, bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri đề xuất tăng thêm số đại biểu Quốc hội chuyên trách, giảm kiêm nhiệm. Đại biểu Quốc hội cần nêu cao trách nhiệm, dũng cảm, thẳng thắn, không né tránh; gần gũi, sát dân hơn.
Người dân cũng bức xúc trước tình trạng ban hành các văn bản luật thiếu thực tế và yêu cầu phải có người chịu trách nhiệm về những văn bản luật phải chỉnh sửa nhiều lần. Những vấn đề thời sự trong nước: tổ chức kỳ thi chung, cai nghiện ma túy, quản lý lao động ngoài nước... cũng đã được cử tri tâm huyết nêu ra, mong muốn các cơ quan chức năng sớm xem xét tháo gỡ.
Thay mặt tổ đại biểu Quốc hội tiếp thu ý kiến cử tri, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao phát biểu tâm huyết của cử tri về nâng cao chất lượng làm luật. Chủ tịch nước cho rằng Hiến pháp đã có hiệu lực từ ngày 1-1-2014 nên cần phải thể chế kịp thời các luật. Đây là sức ép lớn đối với Quốc hội đòi hỏi đảm bảo thời gian cũng như chất lượng của các dự án luật.
Trao đổi với cử tri về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, Chủ tịch nước nhấn mạnh Đảng và Nhà nước đang quyết tâm tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng. Đây là chương trình chiến lược phải làm dài hạn không thể chỉ trong một vài năm. Với bước đi thích hợp, đất nước đã đạt được một số kết quả bước đầu. Thời gian tới, việc hoàn thiện thể chế sẽ được Quốc hội đặc biệt quan tâm xây dựng. Ngay tại kỳ họp này, 17 dự luật sẽ được thông qua.
Nhiều dự luật sẽ có tác động thúc đẩy đến sự phát triển của nền kinh tế. Việc đổi mới doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu ngân hàng, ban hành chính sách cho công nghiệp phụ trợ, các bộ, ngành quản lý, các địa phương cũng đang đẩy mạnh. Kết cấu hạ tầng muốn làm đồng bộ sẽ phải đầu tư lớn, kéo theo áp lực về nợ công, cần phải có tính toán căn cơ.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, Quốc hội đã gia tăng hoạt động giám sát. Tuy nhiên, hiện còn tồn tại bất cập khi kết luận của đoàn giám sát chưa gắn với việc buộc các cơ quan có trách nhiệm thi hành. Do vậy, sắp tới phải có đổi mới trong thực hiện chức năng quan trọng này của Quốc hội.
Về phòng chống tham nhũng, Chủ tịch nước khẳng định, đây luôn là nhiệm vụ được coi trọng đặc biệt, đã có nhiều vụ việc được đưa ra xử lý nghiêm. Tuy nhiên, kết quả thực hiện vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu ngăn chặn và đẩy lùi.
Chủ tịch nước nhấn mạnh các cơ quan công quyền phải dựa vào dân, cùng phối hợp và cộng tác để tạo nên sức mạnh, phát huy hiệu quả.
Trả lời ý kiến cử tri quận 3 về tăng cường phòng chống tệ nạn ma túy, trấn áp băng nhóm xã hội đen, gìn giữ môi trường xã hội lành mạnh, Chủ tịch nước nhấn mạnh Thành phố Hồ Chí Minh từng đi tiên phong trong việc kết hợp phát triển kinh tế với xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị. Các cơ quan của Thành phố cần rà soát lại, không để tình trạng kinh tế phát triển nhưng nảy sinh tội phạm. Nếu môi trường đô thị không tốt, nhà đầu tư sẽ bỏ đi.
Chủ tịch nước đồng tình với những kiến nghị cần chú trọng giáo dục, đào tạo nghề và cho rằng, nếu không có chuyển biến về chất lượng nhân lực, các ngành kinh tế Việt Nam sẽ không tránh khỏi phải làm gia công cho nước ngoài.
Ghi nhận những kiến nghị và giải pháp của cử tri, Chủ tịch nước mong rằng mỗi cử tri nên tích cực giám sát, đóng góp ý kiến phê phán những việc chưa làm được, kịp thời phản ánh tiêu cực, tham nhũng, lãng phí tới các cơ quan chức năng.
Chủ tịch nước khẳng định sẽ cùng đoàn đại biểu Quốc hội chuyển tải ý kiến cử tri tới Quốc hội và chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh để giải quyết trong thời gian tới./.
Quan tâm đến những báo cáo giám sát chuyên đề về kinh tế xã hội cùng tình hình triển khai các dự án đầu tư quan trọng sẽ trình Quốc hội, các cử tri cũng đặt câu hỏi chất vấn về nguyên nhân dẫn đến tình trạng hàng hóa nội địa ứ đọng thiếu cạnh tranh. Doanh nghiệp trong nước không làm nổi phụ kiện theo đơn đặt hàng của nước ngoài.
Một số ý kiến cho rằng, Nhà nước cần trọng dụng đội ngũ chuyên gia khoa học trong việc tham gia tư vấn, phản biện. Việc không thu hút được các nhà khoa học vào khâu nghiên cứu ứng dụng sản xuất là nguyên nhân làm giảm cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.
Trước tình trạng bất động sản phát triển nóng, cảng biển phát triển thiếu quy hoạch tại nhiều địa phương, chất lượng công trình xây dựng xuống cấp nhanh, các cử tri nhấn mạnh trách nhiệm giám sát của đại biểu Quốc hội, không để nguồn lực đất nước phung phí vào các dự án đầu tư thiếu hiệu quả.
Các cử tri Trần Văn Trân, Lê Văn Minh (phường Cầu Ông Lãnh), Hoàng Dương Thương (phường Bến Nghé), Nguyễn Văn Cường (phường Tân Định); Nguyễn Công Cẩn (phường 3) ... đã lên tiếng về những bất cập trong cung cấp dịch vụ y tế, hiệu quả cai nghiện tại cộng đồng, tiến độ thực hiện các dự án tái định cư dẫn đến khó khăn trong đời sống; đề nghị người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm nếu để khiếu kiện kéo dài.
Các cử tri cho rằng việc để thị trường tự điều tiết đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân. Nông dân luôn trong tình trạng được mùa mất giá, ép giá. Các nội dung kiến nghị cũng nhấn mạnh đến việc giám sát chương trình về kinh tế biển, đề nghị Chính phủ có báo cáo về việc đảm bảo đời sống người dân vùng biển, hỗ trợ đánh bắt xa bờ, bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri đề xuất tăng thêm số đại biểu Quốc hội chuyên trách, giảm kiêm nhiệm. Đại biểu Quốc hội cần nêu cao trách nhiệm, dũng cảm, thẳng thắn, không né tránh; gần gũi, sát dân hơn.
Người dân cũng bức xúc trước tình trạng ban hành các văn bản luật thiếu thực tế và yêu cầu phải có người chịu trách nhiệm về những văn bản luật phải chỉnh sửa nhiều lần. Những vấn đề thời sự trong nước: tổ chức kỳ thi chung, cai nghiện ma túy, quản lý lao động ngoài nước... cũng đã được cử tri tâm huyết nêu ra, mong muốn các cơ quan chức năng sớm xem xét tháo gỡ.
Thay mặt tổ đại biểu Quốc hội tiếp thu ý kiến cử tri, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao phát biểu tâm huyết của cử tri về nâng cao chất lượng làm luật. Chủ tịch nước cho rằng Hiến pháp đã có hiệu lực từ ngày 1-1-2014 nên cần phải thể chế kịp thời các luật. Đây là sức ép lớn đối với Quốc hội đòi hỏi đảm bảo thời gian cũng như chất lượng của các dự án luật.
Trao đổi với cử tri về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, Chủ tịch nước nhấn mạnh Đảng và Nhà nước đang quyết tâm tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng. Đây là chương trình chiến lược phải làm dài hạn không thể chỉ trong một vài năm. Với bước đi thích hợp, đất nước đã đạt được một số kết quả bước đầu. Thời gian tới, việc hoàn thiện thể chế sẽ được Quốc hội đặc biệt quan tâm xây dựng. Ngay tại kỳ họp này, 17 dự luật sẽ được thông qua.
Nhiều dự luật sẽ có tác động thúc đẩy đến sự phát triển của nền kinh tế. Việc đổi mới doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu ngân hàng, ban hành chính sách cho công nghiệp phụ trợ, các bộ, ngành quản lý, các địa phương cũng đang đẩy mạnh. Kết cấu hạ tầng muốn làm đồng bộ sẽ phải đầu tư lớn, kéo theo áp lực về nợ công, cần phải có tính toán căn cơ.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, Quốc hội đã gia tăng hoạt động giám sát. Tuy nhiên, hiện còn tồn tại bất cập khi kết luận của đoàn giám sát chưa gắn với việc buộc các cơ quan có trách nhiệm thi hành. Do vậy, sắp tới phải có đổi mới trong thực hiện chức năng quan trọng này của Quốc hội.
Về phòng chống tham nhũng, Chủ tịch nước khẳng định, đây luôn là nhiệm vụ được coi trọng đặc biệt, đã có nhiều vụ việc được đưa ra xử lý nghiêm. Tuy nhiên, kết quả thực hiện vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu ngăn chặn và đẩy lùi.
Chủ tịch nước nhấn mạnh các cơ quan công quyền phải dựa vào dân, cùng phối hợp và cộng tác để tạo nên sức mạnh, phát huy hiệu quả.
Trả lời ý kiến cử tri quận 3 về tăng cường phòng chống tệ nạn ma túy, trấn áp băng nhóm xã hội đen, gìn giữ môi trường xã hội lành mạnh, Chủ tịch nước nhấn mạnh Thành phố Hồ Chí Minh từng đi tiên phong trong việc kết hợp phát triển kinh tế với xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị. Các cơ quan của Thành phố cần rà soát lại, không để tình trạng kinh tế phát triển nhưng nảy sinh tội phạm. Nếu môi trường đô thị không tốt, nhà đầu tư sẽ bỏ đi.
Chủ tịch nước đồng tình với những kiến nghị cần chú trọng giáo dục, đào tạo nghề và cho rằng, nếu không có chuyển biến về chất lượng nhân lực, các ngành kinh tế Việt Nam sẽ không tránh khỏi phải làm gia công cho nước ngoài.
Ghi nhận những kiến nghị và giải pháp của cử tri, Chủ tịch nước mong rằng mỗi cử tri nên tích cực giám sát, đóng góp ý kiến phê phán những việc chưa làm được, kịp thời phản ánh tiêu cực, tham nhũng, lãng phí tới các cơ quan chức năng.
Chủ tịch nước khẳng định sẽ cùng đoàn đại biểu Quốc hội chuyển tải ý kiến cử tri tới Quốc hội và chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh để giải quyết trong thời gian tới./.
Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Bỉ, EU  (14/10/2014)
Việt Nam luôn mở rộng cửa đón các nhà đầu tư Bỉ và châu Âu  (14/10/2014)
Thường trực Ban Bí thư bắt đầu chuyến thăm và làm việc tại Azerbaijan  (14/10/2014)
Đoàn kết, tâm huyết, quyết tâm thực hiện các chương trình hành động của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Mặt trận Tổ quốc Việt Nam  (14/10/2014)
Việt Nam phát huy vai trò tích cực tại Đại hội đồng IPU 131  (14/10/2014)
Việt Nam cam kết cùng phấn đấu vì giải trừ quân bị quốc tế  (14/10/2014)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay