Đoàn kết, tâm huyết, quyết tâm thực hiện các chương trình hành động của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
TCCSĐT - Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đại biểu đã thể hiện quyết tâm thực hiện các chương trình hành động của Đại hội để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoàn thành tốt nhiệm vụ, xứng đáng với với sự tin tưởng của Đảng và Nhà nước, sự mong mỏi của nhân dân, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân, củng cố và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc - nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
Để thực hiện nhiệm vụ này, Đại hội đề ra phương hướng chung: “Mặt trận tập trung đẩy mạnh tuyên truyền trong nhân dân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, về tình hình đất nước và quốc tế, về kết quả giám sát và phản biện xã hội, về tiếp thu ý kiến và sáng kiến của nhân dân. Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp đồng bộ với các thành viên, các cơ quan của Đảng, Nhà nước và truyền thông đại chúng để cung cấp thông tin đầy đủ đến các tầng lớp nhân dân, tạo sự thống nhất nhận thức và hành động trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”.
Đại diện cho giai cấp nông dân Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam đã cụ thể hóa nội dung đại đoàn kết toàn dân tộc trong toàn bộ công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp, đoàn kết, hướng dẫn nông dân và xây dựng Hội Nông dân Việt Nam vững mạnh. Kết hợp chặt chẽ các cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phát động với 3 phong trào lớn của Hội, để nâng cao hiệu quả của các cuộc vận động và phong trào trên.
Ủy ban đoàn kết Công giáo Việt Nam đánh giá, những thành tựu của đất nước đạt được trong thời gian qua có sự đóng góp đáng kể của đồng bào Công giáo trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần nâng cao vị thế của người Công giáo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
Tham luận của Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định, chức sắc và tín đồ phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam nêu cao phương châm Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội, phát huy truyền thống hộ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc.
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã phát động nhiều phong trào thi đua, hành động đến khắp các giới, các vùng, miền, các dân tộc, có vai trò vô cùng quan trọng trong nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ Việt Nam; tích cực tham gia các cuộc vận động, các phong trào do Mặt trận tổ chức và phát động, góp phần vào xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tuy nhiên, Hội cũng kiến nghị, cần có các chính sách thực hiện bình đẳng giới, phát huy tiềm năng của phụ nữ.
Thời gian qua, việc đoàn kết tập hợp đoàn viên, thanh niên do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tổ chức và lãnh đạo đã không ngừng được mở rộng cả về đối tượng và khu vực. Hiện nay, cả nước có hơn 7,03 triệu đoàn viên, hơn 8,3 triệu hội viên Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, hơn 2 triệu hội viên Hội Sinh viên Việt Nam, gần 10.000 hội viên Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam… Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thể hiện rõ sự nhất trí, đồng lòng và quyết tâm thực hiện các chương trình hành động của Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ VIII.
Từ thực tế địa phương mình, căn cứ vào mục tiêu chung đã được đề ra, Mặt trận Tổ quốc các tỉnh, thành phố đã phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc bằng những biện pháp cụ thể, đa dạng. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng nêu bật quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và cả hệ thống chính trị thành phố trong việc phát huy sức mạnh đoàn kết các tầng lớp nhân dân và tạo đồng thuận xã hội, góp phần xây dựng thành phố giàu đẹp, văn minh, với phương châm “Đảng nói, Dân tin; Mặt trận Đoàn thể vận động, Dân theo; Chính quyền làm, Dân ủng hộ”. Đồng thời, khẳng định “cách làm của Mặt trận Đà Nẵng” đã góp phần để có được một thành phố Đà Nẵng như ngày hôm nay.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Gia Lai quan tâm việc Chăm lo xây dựng và phát huy vai trò của người tiêu biểu, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Đó cũng là mối quan tâm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cao Bằng, với những đặc thù trong hoàn cảnh và cách làm của một tỉnh miền núi phía Bắc.
Phát huy tinh thần sáng tạo và tự quản của nhân dân, triển khai có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước
Với vai trò là một trong những trung tâm kinh tế phát triển mạnh của đất nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh nêu kinh nghiệm trong phối hợp thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Như, ban hành Kế hoạch phối hợp thống nhất hành động thực hiện Cuộc vận động, triển khai, phổ biến rộng rãi trong hệ thống mặt trận thành phố, đến nhân dân ở khu dân cư; góp ý để Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Chương trình hành động của thành phố, gồm 5 nhóm giải pháp tập trung triển khai thực hiện.
Những năm qua, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã chủ động đề xuất, kiến nghị với các cấp về chủ trương, chính sách pháp luật, hoàn thiện thể chế đối với khu vực kinh tế tập thể. Bên cạnh đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, phong trào hợp tác xã vượt qua nhiều khó khăn, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị, giữ gìn trật tự, an ninh quốc phòng, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc...
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bạc Liêu đánh giá, thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã phát huy được sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, truyền thống thi đua yêu nước trong các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, tôn giáo. Tham luận của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hà Nam tập trung vào “Tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân phát huy nội lực, tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Thời gian qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hưng Yên đã tăng cường phối hợp với các tổ chức thành viên, đa dạng hóa các hình thức tập hợp các tầng lớp nhân dân. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lâm Đồng nêu kinh nghiệm về “Phối hợp thực hiện hiệu quả phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường”. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Yên khẳng định, vận động nhân dân đầu tư khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh về đánh bắt và chế biến hải sản, nâng cao thu nhập cho nhân dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Mặt trận Tổ quốc tỉnh.
Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã tham gia tích cực các hoạt động do Mặt trận đề xướng và chủ trì, có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các tổ chức thành viên khác của Mặt trận trong giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho thế hệ trẻ và xây dựng tổ chức đoàn ở cơ sở. Hội Cựu chiến binh Việt Nam đề nghị, trong thời gian tới, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các đoàn thể thông qua vai trò điều phối của Mặt trận ở cơ sở; đồng thời phát huy sự sáng tạo, chủ động của từng đoàn thể;…
Phát huy dân chủ, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; giám sát và phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng và chính quyền vững mạnh
Vừa là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân Việt Nam, đồng thời là thành viên của MTTQ Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đề ra một số nhiệm vụ và giải pháp, để góp phần thực hiện các chương trình hành động của Đại hội VIII MTTQ Việt Nam. Đó là: Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tham gia xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến tổ chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động; tăng cường tham gia thực hiện dân chủ cơ sở và đối thoại định kỳ, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ; tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong đoàn viên, người lao động…
Thời gian qua, Liên đoàn Luật sư Việt Nam luôn bám sát công tác của Mặt trận, gắn với chức năng, nhiệm vụ và điều kiện của tổ chức mình để xây dựng tổ chức và triển khai hoạt động. Như, góp phần thực hiện dân chủ, xây dựng mối liên hệ gần gũi giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước… Cũng là thành viên của Mặt trận, Hội Luật gia Việt Nam đã động viên các tổ chức và hội viên tham gia các phong trào thi đua yêu nước, hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, tuyên truyền phổ biến pháp luật trong các tầng lớp nhân dân góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hậu Giang có tham luận với tiêu đề “Thực hành dân chủ là chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi khó khăn ở cơ sở”. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An tham luận về “Mặt trận Tổ quốc phối hợp tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của công dân”, khẳng định: thực hiện việc này, một mặt để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân, mặt khác sẽ góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển,... Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Bình nêu kinh nghiệm về việc Mặt trận Tổ quốc tỉnh tham gia thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở, trong đó có việc: công khai dưới nhiều hình thức chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các quy định về thủ tục hành chính, các chế độ chính sách với người có công, những vấn đề nhạy cảm, như đền bù đất đai, giải phóng mặt bằng, bình xét hộ nghèo, để nhân dân biết, nhân dân bàn, nhân dân thực hiện.
Để hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội có hiệu quả, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thanh Hóa đã chủ động thành lập một số đoàn giám sát độc lập, tổ chức giám sát những vấn đề xã hội bức xúc qua đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân về đất đai, về chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng. Mặt trận đã tìm hiểu, lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân ở khu dân cư để kiến nghị với chính quyền các cấp có phương án giải quyết đúng theo quy định của pháp luật, tạo được sự đồng thuận trong nhân dân.
Mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân, tăng cường đoàn kết hữu nghị và hợp tác quốc tế
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã mở rộng quan hệ đối tác nhằm góp phần củng cố, tăng cường hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước. Thời gian tới cần thực hiện tốt hơn sự phối hợp chặt chẽ giữa Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, nhằm huy động được sức mạnh tổng hợp của các tổ chức nhân dân trong việc thực hiện hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân. Cả về định hướng, biện pháp cũng như đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại nhân dân.
Với vai trò là cầu nối giữa đồng bào trong nước với đồng bào ta ở nước ngoài, Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài kiến nghị Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương quan tâm xây dựng và mở rộng mạng lưới Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, các hội thân nhân kiều bào ở các địa phương có đông kiều bào sinh sống ở nước ngoài.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lạng Sơn đã tập trung phối hợp với chính quyền, các tổ chức thành viên và ngành chức năng tổ chức các hoạt động tuyên truyền thông qua nhiều hình thức đến cán bộ, các tầng lớp nhân dân về giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết, hữu nghị với nhân dân nước láng giềng Trung Quốc. Mặt trận đã phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai thực hiện chủ trương kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới; phối hợp tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, các hoạt động đoàn kết, hữu nghị với các tổ chức và nhân dân của nước bạn.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Kiên Giang rút ra một số kinh nghiệm trong việc làm tốt công tác đối ngoại nhân dân, tăng cường đoàn kết hữu nghị với nước láng giềng Cam-pu-chia. Thứ nhất, tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân về truyền thống đoàn kết hữu nghị, hợp tác giữa hai dân tộc, đẩy mạnh giao lưu, hợp tác cùng phát triển, giữ gìn an ninh trật tự đường biên giới, xây dựng đường biên giới hòa bình hữu nghị. Thứ hai, vận động các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân thực hiện có hiệu quả chương trình hợp tác giữa hai Chính phủ, giữa tỉnh Kiên Giang và các tỉnh của Cam-pu-chia. Thứ ba, tích cực và thường xuyên đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân thông qua việc giao lưu, hợp tác thương mại; giúp đỡ nhau trong sản xuất, hỗ trợ trên một số lĩnh vực: y tế, giáo dục, môi trường...
Hoàn thiện cơ chế, nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Ninh khẳng định, với Đảng bộ Quảng Ninh và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Ninh, công tác xây dựng tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ chuyên trách mặt trận các cấp; chính sách cho cán bộ được xác định là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai nêu những việc đã làm để đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, củng cố tổ chức bộ máy mặt trận của tỉnh. Đó là, thực hiện có hiệu quả nguyên tắc hiệp thương dân chủ trong mọi hoạt động của Mặt trận để đề ra chương trình phối hợp thống nhất hành động. Cùng với Nhà nước chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, của đoàn viên, hội viên. Chú trọng công tác mặt trận trên địa bàn dân cư.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Trị nêu những kinh nghiệm cụ thể với công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ mặt trận từ tỉnh đến cơ sở. Ngoài ra, lồng ghép tập huấn cho cán bộ Mặt trận và các tổ chức thành viên về nghiệp vụ vay vốn xóa đói, giảm nghèo, hoạt động thanh tra nhân dân, giám sát đầu tư ở cộng đồng, hoạt động hòa giải, phòng chống tội phạm, xây dựng nông thôn mới...
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Bình nêu một số kinh nghiệm để bảo đảm chính sách cho cán bộ Mặt trận của tỉnh. Như, được cấp ủy, chính quyền trang bị cơ sở vật chất, các điều kiện, phương tiện làm việc; thực hiện thường xuyên công tác thi đua khen thưởng đối với cán bộ mặt trận, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác mặt trận.
Là một thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam và các cơ quan báo chí tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền có hiệu quả các nội dung chương trình công tác của Mặt trận, tham mưu với các cấp ủy đảng lãnh đạo, góp phần sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả về đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam./.
Việt Nam phát huy vai trò tích cực tại Đại hội đồng IPU 131  (14/10/2014)
Việt Nam cam kết cùng phấn đấu vì giải trừ quân bị quốc tế  (14/10/2014)
Việt Nam đánh giá cao những nỗ lực của Tổ chức Y tế Thế giới  (14/10/2014)
Tuyên bố chung Việt Nam - EU về định hướng kết thúc đàm phán FTA  (14/10/2014)
Phát biểu của Thủ tướng sau Hội đàm với Chủ tịch Ủy ban châu Âu  (14/10/2014)
Các nhóm giải pháp chủ yếu để phát triển đảng trong công nhân  (14/10/2014)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay