Các nước Nam Mỹ hoan nghênh ngân hàng mới của BRICS
Việc thành lập này nhằm mục đích giải quyết nhu cầu vốn cho các nước thành viên cũng như các nước mới nổi và đang phát triển khác.
Phát biểu ngày 16-7 tại cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo các nước thuộc nhóm BRICS và các nước Nam Mỹ bên lề Hội nghị thượng đỉnh lần thứ sáu diễn ra tại thành phố Fortaleza, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro nhấn mạnh sự ra đời của Ngân hàng Phát triển mới (NDB) và quỹ dự trữ chung là một “tin tốt lành” đối với toàn bộ khu vực Nam Mỹ. Ông Nicolas Maduro cũng đề xuất thành lập một liên minh giữa NDB và Ngân hàng phương Nam (một tổ chức tài chính do các nước Nam Mỹ thành lập năm 2009) nhằm xây dựng hệ thống tài chính mới với nguồn vốn không mang tính chất đầu cơ .
Cùng chung quan điểm trên, Tổng thống Bolivia Evo Morales nhấn mạnh thế giới cần một “tổ chức tài chính mới”, đồng thời bày tỏ niềm tin NDB sẽ mang lại những chính sách công bằng và minh bạch, thay vì những chính sách mang tính “chủ nghĩa thực dân kiểu mới”. Theo ông Evo Morales, NDB sẽ giúp các nước Mỹ Latin thoát khỏi tình trạng đầu cơ tài chính và đe dọa nền kinh tế.
Về phần mình, Tổng thống nước chủ nhà Dilma Rousseff khẳng định: sự ra đời của NDB không nhằm mục đích phản đối những chính sách của IMF. Theo bà, việc thành lập NDB đóng vai trò “hết sức quan trọng” đối với các nước thành viên thuộc BRICS bởi định chế mới này sẽ giúp thay đổi đáng kể các điều kiện tài chính của mỗi nước cũng như tạo thuận lợi cho các nước tiếp cận các nguồn vốn cần thiết. Nhà lãnh đạo Brazil đồng thời nhấn mạnh các nước thành viên sẽ nỗ lực đưa NDB trở thành một định chế “tiêu biểu và dân chủ hơn”.
Tại cuộc họp, lãnh đạo các nước cũng bày tỏ ủng hộ Argentina trong cuộc chiến nợ với các quỹ đầu tư Mỹ, khiến nước này đang đối mặt nguy cơ vỡ nợ cận kề. Theo phán quyết trung tuần tháng 6 vừa qua của Tòa án Mỹ, ngày 30-7-2014 là thời hạn chót mà Argentina buộc phải trả tiền trái phiếu và tiền lãi, tổng cộng 1,3 tỷ USD, cho hai quỹ đầu tư của Mỹ là NML Capital và Aurelius Management, là những quỹ đã từ chối tham gia chương trình tái cơ cấu nợ 2005 - 2010 của Buenos Aires.
Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos cho rằng quyết định của Tòa án Mỹ trong trường hợp của Argentina là hành động “phi lý”, đồng thời khẳng định các quốc gia tham dự cuộc họp đều ủng hộ Buenos Aires cũng như hối thúc một giải pháp hợp lý giải quyết vấn đề này. Trong khi đó, Tổng thống Brazil Dilma Rousseff cũng để ngỏ khả năng sử dụng các thể chế tài chính mới của BRICS để hỗ trợ phần nào gánh nặng nợ nần của Argentina nếu nước này yêu cầu.
Trước đó một ngày, các nước BRICS đã ký thỏa thuận thành lập ngân hàng chung với số vốn lên đến 50 tỷ USD nhằm huy động nguồn lực cho các dự án hạ tầng và phát triển tại các nước thành viên cũng như các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển khác. Giới phân tích đánh giá NDB là “IMF của các nước mới nổi” và là đối trọng của các định chế tài chính do phương Tây hậu thuẫn, như IMF và WB. Dự kiến ngân hàng tương lai sẽ đặt trụ sở tại Thượng Hải (Trung Quốc). Theo luật định, thỏa thuận thành lập NDB có hiệu lực sau khi được Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn./.
EU không đạt được thỏa thuận về những chức vụ hàng đầu  (17/07/2014)
Công điện của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đối phó bão số 2  (17/07/2014)
Cục An ninh Tây Nguyên nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang  (17/07/2014)
“Mũi tên thứ 3”: Liệu có trúng đích?  (17/07/2014)
Chính phủ họp chuyên đề về công tác xây dựng pháp luật  (17/07/2014)
Công bố Di tích quốc gia Bia chủ quyền quần đảo Trường Sa  (17/07/2014)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển