Đại sứ Việt Nam tại Liên hợp quốc phản đối hành động của Trung Quốc
Ngày 02-6, tại trụ sở chính của Liên hợp quốc ở New York, Mỹ, Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã gặp ông Jeffrey Feltman, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc phụ trách các vấn đề chính trị, để tiếp tục thông báo với Liên hợp quốc về những diễn biến mới liên quan đến việc Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Trong cuộc gặp trên, Đại sứ Lê Hoài Trung đã cực lực phản đối hành động ngang ngược nói trên của Trung Quốc, cũng như việc Bắc Kinh tiếp tục đưa nhiều tàu hộ tống, trong đó có tàu quân sự, và máy bay đến hoạt động tại vị trí hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981).
Đại sứ cũng thông báo với Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc việc các tàu Trung Quốc đã chủ đích đâm va, uy hiếp, dùng vòi rồng công suất lớn nhằm vào các tàu công vụ chỉ là tàu dân sự của Việt Nam gây hư hại nhiều tàu, làm nhiều người bị thương.
Đại sứ Lê Hoài Trung khẳng định những việc làm trên của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế; Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982; Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông(DOC) và Thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước, đe dọa hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông. Đại sứ đồng thời nêu rõ những cơ sở pháp lý, lịch sử, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Đại sứ Lê Hoài Trung khẳng định xuất phát từ chính sách nhất quán của Việt Nam là giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế theo luật pháp quốc tế và mong muốn gìn giữ, phát triển quan hệ hữu nghị với Trung Quốc, Việt Nam hết sức kiềm chế, tiến hành giao thiệp nghiêm túc với Trung Quốc ở nhiều cấp, dưới nhiều hình thức, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan, các tàu và đề nghị Trung Quốc sớm cùng Việt Nam đi vào đối thoại, thương lượng để giải quyết các khác biệt.
Đại sứ đề nghị Liên hợp quốc cùng cộng đồng quốc tế tiếp tục quan tâm, ủng hộ các đề nghị thiện chí của Việt Nam, kêu gọi không có các hành động đơn phương làm căng thẳng thêm tình hình, không sử dụng và đe doạ sử dụng vũ lực.
Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc Jeffrey Feltman hoan nghênh chủ trương của Việt Nam, mong muốn giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình theo luật pháp quốc tế.
Ông Feltman khẳng định Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon rất quan tâm đến tình hình hiện nay ở Biển Đông.
Ông Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc cũng chia sẻ đánh giá về tầm quan trọng của Biển Đông đối với thế giới, bày tỏ lo ngại về tình hình căng thẳng ở Biển Đông, và kêu gọi các bên cần kiềm chế, giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại và các biện pháp hoà bình khác phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế./.
Thủ tướng: Quảng Ninh tiếp tục giữ giao thương với Trung Quốc  (04/06/2014)
Kiểm ngư Việt Nam đủ mạnh để đáp ứng nhiệm vụ chấp pháp trên biển  (04/06/2014)
Nhiều nước lên tiếng chỉ trích Trung Quốc tại Hội nghị bàn tròn  (04/06/2014)
Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam phản đối hành động của Trung Quốc  (04/06/2014)
Hợp tác quốc phòng hai nước Việt - Mỹ đã có bước phát triển mới  (04/06/2014)
Tăng quản lý nhà nước về hoạt động hàng không dân dụng  (04/06/2014)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên