Nhiều nước lên tiếng chỉ trích Trung Quốc tại Hội nghị bàn tròn
Từ ngày 02 đến ngày 04-6, Hội nghị bàn tròn châu Á - Thái Bình Dương (APR) lần thứ 28 do Viện Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (ISIS) Malaysia tổ chức diễn ra tại thủ đô Kuala Lumpur.
Hội nghị thu hút gần 400 đại biểu là các nhà hoạch định chính sách, các học giả và các nhà ngoại giao đến từ 30 quốc gia trên thế giới tham dự. Đoàn Việt Nam do PGS, TS. Nguyễn Thái Yên Hương, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao dẫn đầu đã tham dự Hội nghị.
APR lần thứ 28 bao gồm 10 phiên chính, tập trung vào các chủ đề an ninh, quốc phòng, duy trì hòa bình và phát triển kinh tế trong khu vực.
Các đại biểu tham dự Hội nghị cũng tập trung thảo luận những vấn đề như cơ hội và thách thức trong việc xây dựng một khu vực châu Á - Thái Bình Dương hòa bình và thịnh vượng, giải quyết thách thức an ninh chung trên Biển Đông, chương trình nghị sự của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sau năm 2015 và các vấn đề liên quan đến cải cách kinh tế và chính trị ở Myanmar, bối cảnh chính trị mới của Indonesia sau bầu cử, cũng như tương lai chính trị của Thái Lan.
Ông Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thuộc Học viện Ngoại giao cho biết, sau hơn một ngày làm việc, Hội nghị đã đề cập nhiều chủ đề từ an ninh, quốc phòng đến kinh tế và chiến lược phát triển ở châu Á - Thái Bình Dương.
Về vấn đề Biển Đông, ông Trần Việt Thái cho biết cũng như ở Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á (Đối thoại Shangri-La) lần thứ 13 tại Singapore trước đó, tại APR lần này, hành vi gây bất ổn của Trung Quốc ở Biển Đông đã bị nhiều quốc gia chỉ trích mạnh mẽ, trong đó có Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ và một số nước ASEAN.
Nhiều đại biểu đã đồng tình với cách Việt Nam đang đấu tranh với Trung Quốc trong vấn đề giàn khoan Hải Dương - 981 (Haiyang Shiyou - 981).
Ông Trần Việt Thái bày tỏ tin tưởng rằng tại phiên bàn về vấn đề Biển Đông ngày 04-6 sẽ có nhiều tiếng nói ủng hộ Việt Nam, cách giải quyết kiên quyết nhưng hòa bình mà Đảng và Chính phủ Việt Nam đang áp dụng sẽ nhận được sự đồng thuận không chỉ của các học giả trong khu vực mà còn của học giả nhiều nước trên thế giới./.
Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam phản đối hành động của Trung Quốc  (04/06/2014)
Hợp tác quốc phòng hai nước Việt - Mỹ đã có bước phát triển mới  (04/06/2014)
Tăng quản lý nhà nước về hoạt động hàng không dân dụng  (04/06/2014)
Tòa quốc tế đặt thời hạn Trung Quốc phản hồi đơn kiện của Philippines  (04/06/2014)
Chính phủ trình Quốc hội xem xét các dự án luật về công dân  (04/06/2014)
Thúc đẩy hợp tác ngoại giao giữa Việt Nam và Kenya  (04/06/2014)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên