Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam phản đối hành động của Trung Quốc
Ngày 04-6, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đã ra tuyên bố phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 (Haiyang Shiyou - 981) trong vùng biển Việt Nam.
Tuyên bố nêu rõ từ ngày 02-5 đến nay, Trung Quốc đã ngang nhiên đưa giàn khoan nước sâu Hải Dương - 981 (Haiyang Shiyou - 981) cùng hơn 130 tàu, có cả tàu vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống vào hoạt động sâu trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Các tàu hộ tống bảo vệ giàn khoan của Trung Quốc đã rất hung hăng bắn vòi nước có cường độ mạnh và đâm húc vào các tàu công vụ, tàu dân sự của Việt Nam, gây hư hại nhiều tàu và làm nhiều người bị thương. Nghiêm trọng hơn, vào chiều 26-5, tàu Trung Quốc đã đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam.
Hành vi Trung Quốc đưa giàn khoan vào hạ đặt trái phép tại địa điểm nằm sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và cũng là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc là một bên tham gia ký kết.
Hàng động cực kỳ nguy hiểm này đã xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, đang đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông, thể hiện tham vọng sai trái độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, một tổ chức nhân dân hoạt động theo mục tiêu, lý tưởng hòa bình và hợp tác của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc nhất trí cao với phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị cấp cao ASEAN: “Việt Nam đặc biệt coi trọng và luôn làm hết sức mình để gìn giữ và tăng cường quan hệ hữu nghị tốt đẹp với Trung Quốc. Việt Nam cũng luôn chân thành mong muốn cùng với Trung Quốc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới. Song, lãnh thổ là thiêng liêng, Việt Nam cực lực phản đối các hành động xâm phạm và kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích chính đáng của mình phù hợp với luật pháp quốc tế”.
Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cực lực phản đối các hành động sai trái của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc rút ngay lập tức toàn bộ giàn khoan và phương tiện hộ tống ra khỏi vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, chấm dứt các hành động tương tự trong tương lai, nghiêm chỉnh tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác cùng phát triển là lợi ích chung của tất cả các dân tộc, quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Việc này đòi hỏi cách hành xử văn minh, có trách nhiệm của các quốc gia trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, chủ quyền lãnh thổ và lợi ích hợp pháp của các nước khác.
Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam hoan nghênh, ủng hộ các lực lượng chức năng và ngư dân Việt Nam kiên trì bám biển, bảo vệ chủ quyền và các lợi ích hợp pháp của Việt Nam tại Biển Đông.
Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam luôn mong muốn giữ gìn, thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc.
Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam kêu gọi Liên hiệp hội UNESCO Trung Quốc, nhân dân Trung Quốc, Liên hiệp UNESCO các quốc gia trên thế giới, nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới lên tiếng bảo vệ công lý, bảo vệ luật pháp quốc tế, góp phần giữ gìn hòa bình, ổn định của khu vực và trên thế giới./.
Hợp tác quốc phòng hai nước Việt - Mỹ đã có bước phát triển mới  (04/06/2014)
Tăng quản lý nhà nước về hoạt động hàng không dân dụng  (04/06/2014)
Tòa quốc tế đặt thời hạn Trung Quốc phản hồi đơn kiện của Philippines  (04/06/2014)
Chính phủ trình Quốc hội xem xét các dự án luật về công dân  (04/06/2014)
Thúc đẩy hợp tác ngoại giao giữa Việt Nam và Kenya  (04/06/2014)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát tàu kiểm ngư cỡ lớn  (04/06/2014)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên