Bị cáo Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc vẫn "kêu oan", ngày 25-4 tòa tuyên án
Tiếp tục diễn biến phiên tòa phúc thẩm, xét xử công khai vụ án Dương Chí Dũng và các bị cáo khác bị Tòa án cấp sơ thẩm xét xử về tội “Tham ô tài sản”, “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), trong ngày xét xử thứ ba (24-4), Hội đồng xét xử phúc thẩm tiếp tục dành thời gian để các luật sư nêu quan điểm bào chữa cho thân chủ của mình.
Tranh tụng với đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tại phiên tòa, các luật sư bào chữa cho 4 bị cáo bị Tòa án cấp sơ thẩm xét xử về tội “Tham ô tài sản” và tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” là Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hải Sơn, Trần Hữu Chiều, đều đề nghị hủy án sơ thẩm để điều tra xét xử lại, vì chưa có căn cứ quy kết các bị cáo phạm tội như Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên.
Đánh giá về nguyên nhân, điều kiện phạm tội của các bị cáo, một số luật sư cho rằng các bị cáo phạm tội là do cơ chế. Nhiều luật sư tiếp tục đề nghị hủy án sơ thẩm ở phần tội “Tham ô tài sản”.
Ngoài ra, các luật sư cũng đưa ra quan điểm theo hướng đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Mai Văn Khang, vì bị cáo chủ yếu tham gia phiên dịch tiếng Anh; đề nghị xem xét lại tội của bị cáo Lê Văn Dương là “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” hay là tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Đối với ba bị cáo Huỳnh Hữu Đức, Lê Ngọc Triện, Lê Văn Lừng, các luật sư bào chữa đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bố không phạm tội “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Về trách nhiệm dân sự quy kết các bị cáo này phải có trách nhiệm gánh chịu các chi phí thiệt hại trong việc mua ụ nổi là không đúng, cần phải cá thể hóa hành vi và trách nhiệm.
Đối đáp với quan điểm bào chữa của các luật sư tại phiên tòa, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đưa ra nhiều căn cứ, lập luận làm rõ những điểm có mâu thuẫn trong hồ sơ vụ án và giữ nguyên quan điểm như đã kết luận trong ngày xét xử 23-4.
Trên cơ sở quan điểm đối đáp của đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các luật sư bào chữa cho các bị cáo, tiếp tục đưa ra quan điểm tranh luận để bào chữa cho những thân chủ của mình.
Trước khi Hội đồng xét xử nghị án, các bị cáo được nói lời sau cùng và đều xin giảm nhẹ hình phạt, giảm bồi thường. Riêng hai bị cáo Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc vẫn đề nghị minh oan về tội “Tham ô tài sản”.
14 giờ ngày 25-4, Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ tuyên án./.
Kỷ niệm 20 năm Ngày Nam Phi tự do  (24/04/2014)
Xây dựng quan hệ Việt Nam và Trung Quốc ngày càng gắn kết  (24/04/2014)
Triển lãm “Chiến trường Nam Bộ chia lửa với Điện Biên Phủ”  (24/04/2014)
Triển lãm “Chiến trường Nam Bộ chia lửa với Điện Biên Phủ”  (24/04/2014)
Thắt chặt quan hệ hữu nghị, đẩy mạnh hợp tác Việt Nam - Brunei  (24/04/2014)
Băn khoăn về việc tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động  (24/04/2014)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm