Chiến lược phát triển công nghiệp du lịch tàu biển Việt Nam
23:25, ngày 16-04-2014
TCCSĐT - Trong khuôn khổ Chương trình trọng điểm năm 2014 của tỉnh Thừa Thiên - Huế gắn với sự kiện Festival Huế 2014, sáng 16-4-2014, tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế và Hiệp hội du thuyền châu Á tổ chức Hội thảo “ Chiến lược phát triển công nghiệp du lịch tàu biển Việt Nam”.
Hội thảo đã nghe 19 tham luận trong nước và quốc tế tập trung vào những vấn đề chung về công nghiệp du lịch, định hướng phát triển loại hình du lịch tàu biển ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, các đại biểu đã tập trung đánh giá tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam, kết quả đạt được và những hạn chế, tồn tại trong việc khai thác loại hình du lịch tàu biển trong thời gian qua; đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm đưa Việt Nam trở thành một điểm đến lý tưởng của khách du lịch tàu biển cũng như phân tích tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch du thuyền tại địa phương, tháo gỡ những bất cập, chồng chéo trong việc phối hợp đón khách du lịch tàu biển giữa các ngành liên quan.
Bên cạnh đó, các tham luận còn đề cập đến một số giải pháp không chỉ cho du lịch trên biển mà còn cả du thuyền trên sông. Một số tham luận đã nêu lên những kinh nghiệm của một số quốc gia trong khai thác loại hình du lịch tàu biển và khả năng liên kết giữa các cảng biển nhằm phục vụ tốt nhu cầu của khách du lịch như việc đa dạng và nâng cao chất lượng các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách tàu biển; liên kết tạo ra những sản phẩm đặc trưng; chú trọng đến yếu tố kết nối các địa phương trên con đường di sản miền Trung và các địa phương trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây; tập trung tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến các thị trường trọng điểm; tích cực hợp tác trong khuôn khổ ASEAN về phát triển kinh tế biển, đồng thời thường xuyên đăng cai các sự kiện liên quan đến du lịch biển để thu hút khách du lịch bằng tàu biển đến Việt Nam.
Mỗi năm Việt Nam đón khoảng 200.000 lượt khách du lịch tàu biển và lượng khách du lịch đến Việt Nam bằng tàu biển ngày càng cao. Tuy nhiên, ngành công nghiệp du lịch tàu biển Việt Nam còn nhiều hạn chế so với các nước trong khu vực như: kết cấu hạ tầng, sản phẩm du lịch, công tác xúc tiến quảng bá còn yếu và thiếu. Hiện nay, Việt Nam có 39 cụm cảng biển được quy hoạch nhưng thực tế bến khách chuyên dùng cho tàu du lịch quốc tế lại rất ít. Hầu hết các cảng đón khách du lịch tàu biển đều sử dụng chung với tàu hàng hóa, tàu container.
Tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ Anh Tuấn cho biết, Bộ đang chỉ đạo Tổng cục Du lịch chuẩn bị một chương trình hành động, phát triển và xây dựng những cảng biển phục vụ cho du lịch. Bên cạnh đó, đặc biệt quan tâm đến hạ tầng du lịch, phát triển các sản phẩm du lịch phục vụ cho du lịch tàu biển. Theo đại diện của Bộ Giao thông vận tải, hiện nay Bộ cũng đã xây dựng các đề án, các văn bản quy phạm pháp luật để xây dựng cơ chế phù hợp, thu hút các nhà đầu tư tham gia vào đầu tư cảng biển, đội tàu biển nói chung, đội tàu khách nói riêng./.
Bên cạnh đó, các tham luận còn đề cập đến một số giải pháp không chỉ cho du lịch trên biển mà còn cả du thuyền trên sông. Một số tham luận đã nêu lên những kinh nghiệm của một số quốc gia trong khai thác loại hình du lịch tàu biển và khả năng liên kết giữa các cảng biển nhằm phục vụ tốt nhu cầu của khách du lịch như việc đa dạng và nâng cao chất lượng các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách tàu biển; liên kết tạo ra những sản phẩm đặc trưng; chú trọng đến yếu tố kết nối các địa phương trên con đường di sản miền Trung và các địa phương trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây; tập trung tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến các thị trường trọng điểm; tích cực hợp tác trong khuôn khổ ASEAN về phát triển kinh tế biển, đồng thời thường xuyên đăng cai các sự kiện liên quan đến du lịch biển để thu hút khách du lịch bằng tàu biển đến Việt Nam.
Mỗi năm Việt Nam đón khoảng 200.000 lượt khách du lịch tàu biển và lượng khách du lịch đến Việt Nam bằng tàu biển ngày càng cao. Tuy nhiên, ngành công nghiệp du lịch tàu biển Việt Nam còn nhiều hạn chế so với các nước trong khu vực như: kết cấu hạ tầng, sản phẩm du lịch, công tác xúc tiến quảng bá còn yếu và thiếu. Hiện nay, Việt Nam có 39 cụm cảng biển được quy hoạch nhưng thực tế bến khách chuyên dùng cho tàu du lịch quốc tế lại rất ít. Hầu hết các cảng đón khách du lịch tàu biển đều sử dụng chung với tàu hàng hóa, tàu container.
Tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ Anh Tuấn cho biết, Bộ đang chỉ đạo Tổng cục Du lịch chuẩn bị một chương trình hành động, phát triển và xây dựng những cảng biển phục vụ cho du lịch. Bên cạnh đó, đặc biệt quan tâm đến hạ tầng du lịch, phát triển các sản phẩm du lịch phục vụ cho du lịch tàu biển. Theo đại diện của Bộ Giao thông vận tải, hiện nay Bộ cũng đã xây dựng các đề án, các văn bản quy phạm pháp luật để xây dựng cơ chế phù hợp, thu hút các nhà đầu tư tham gia vào đầu tư cảng biển, đội tàu biển nói chung, đội tàu khách nói riêng./.
Hiệu quả, thiết thực trong học tập và làm theo Bác ở Quảng Bình  (16/04/2014)
Đưa quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga phát triển thực chất  (16/04/2014)
Thành phố Hồ Chí Minh muốn hợp tác thương mại, du lịch với Quảng Đông  (16/04/2014)
Nga đánh giá cao vai trò ngày càng lớn của Việt Nam  (16/04/2014)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Đại sứ UAE và Myanmar  (16/04/2014)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay