Việt Nam - Pháp nhất trí tăng cường quan hệ kinh tế
Theo phóng viên TTXVN tại Paris, ngày 7-4, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam Bùi Quang Vinh và Bộ trưởng Bộ Kinh tế và phục hồi sản xuất Pháp Arnaud Montebourg đã khai mạc phiên Đối thoại Kinh tế cấp cao giữa hai nước lần thứ hai tại Paris.
Phát biểu khai mạc phiên đối thoại, hai bộ trưởng đã đánh giá cao những cơ chế đối thoại giữa hai nước trong thời gian qua và nhất trí cho rằng quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước hiện nay còn chưa tương xứng với tiềm năng của quan hệ đối tác chiến lược, đồng thời nhất trí sẽ thúc đẩy để đưa đối thoại trở thành một diễn đàn trao đổi rộng rãi hơn, tạo nền tảng để làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa hai nước.
Bộ trưởng Kinh tế Pháp cho rằng Đối thoại Kinh tế cấp cao song phương là cơ hội hết sức quan trọng để hai nước củng cố hơn nữa quan hệ đối tác giữa hai nước, giải quyết những vướng mắc và chuẩn bị cho một giai đoạn phát triển mới, xây dựng quan hệ thương mại theo hướng cân bằng hơn trong thời gian tới.
Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, vấn đề kinh tế là một trọng tâm của quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Pháp. Tuy nhiên, bộ trưởng nhấn mạnh hai nước phải nỗ lực nhiều hơn để thúc đẩy trao đổi thương mại và đầu tư.
Việt Nam đang tiến hành tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ và nâng cao sức cạnh tranh. Trong tiến trình này, châu Âu và đặc biệt là Pháp có thể đóng vai trò quan trọng.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cũng nêu rõ nếu hai bên tiếp tục phát triển mối quan hệ tin cậy lẫn nhau, hai nước hoàn toàn có khả năng tiến xa hơn trong việc thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực này.
Tại cuộc đối thoại do hai trưởng đoàn chủ trì, hai bên đã đề cập đến những vấn đề liên quan đến việc Pháp tài trợ cho các dự án phát triển tại Việt Nam.
Đại diện của các bộ ngành liên quan của hai nước đã trao đổi thẳng thắn về những dự án mà Việt Nam đang chuẩn bị khởi động trong thời gian tới, thảo luận chi tiết những vấn đề mà hai bên cần giải quyết để tiếp tục nâng cao trao đổi thương mại song phương trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, môi trường, xử lý chất thải, mở rộng thị trường để cho các doanh nghiệp có thể tăng cường xuất khẩu.
Phía Pháp bày tỏ quan tâm đến việc thúc đẩy xuất khẩu vào Việt Nam những mặt hàng mà doanh nghiệp nước này có thế mạnh như thịt bò, trái cây tươi hay sản phẩm rượu vang.
Hai bên đã đề cập đến những vấn đề liên quan đến các dự án phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, trong đó có dự án xây dựng hệ thống tàu điện ngầm tại Hà Nội và những dự án về phát triển mạng lưới năng lượng tại Việt Nam.
Phía Việt Nam khẳng định sẽ xem xét cụ thể và tạo điều kiện cho các dự án đầu tư của Pháp, đồng thời cho biết sẽ cân nhắc xem xét rà soát các quy định để tạo điều kiện cho hàng hóa Pháp tiếp cận thị trường Việt Nam trên cơ sở những quy định của Tổ chức Thương mại thế giới, các thỏa thuận đa phương và điều kiện cụ thể của thị trường.
Trưởng đoàn Việt Nam tại cuộc đối thoại nhấn mạnh đề nghị phía Pháp sớm phê chuẩn kế hoạch đàm phán Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu hiện nay, đồng thời cho rằng những vấn đề còn tồn tại liên quan đến thương mại, đầu tư giữa hai nước sẽ được làm sáng tỏ và được giải quyết cụ thể hơn khi thỏa thuận quan trọng này được ký kết và phê chuẩn.
Đây là cuộc trao đổi song phương cấp cao về kinh tế lần đầu tiên kể từ khi hai nước nâng quan hệ lên tầm đối tác chiến lược vào năm 2013 và là hoạt động quan trọng nhân dịp Năm Việt Nam tại Pháp 2014.
Đối thoại Kinh tế cấp cao lần thứ nhất tổ chức tại Hà Nội do Bộ trưởng Bùi Quang Vinh và Bộ trưởng Ngoại thương Pháp Nicole Bricq chủ trì./.
"Đông Á trở thành khu vực phát triển nhanh nhất thế giới"  (07/04/2014)
Việt Nam - Hoa Kỳ bắt đầu hoạt động trao đổi hải quân  (07/04/2014)
Việt Nam - Lào thúc đẩy dự án phát triển khu vực biên giới  (07/04/2014)
Quảng Trị và tỉnh Salavan thúc đẩy hợp tác toàn diện  (07/04/2014)
Nâng cao trình độ công nghệ - phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam  (07/04/2014)
Khánh Hòa có thêm một Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh  (07/04/2014)
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên