Thiếu cơ sở pháp lý để thi hành quyết định xử lý về thanh tra
Làm việc với cán bộ chủ chốt của Thanh tra Chính phủ, ngày 31-3, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu mỗi cán bộ thanh tra phải thực sự công tâm, khách quan trong công tác.
Cán bộ thanh tra phải nắm vững nghiệp vụ, bản lĩnh vững vàng, dám đấu tranh với cái sai, cái vi phạm; sẵn sàng bảo vệ nhân dân, đồng hành với nhân dân trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; bảo đảm cho Hiến pháp và pháp luật được thực thi công bằng trong thực tế; đồng thời cũng phải bảo vệ quyền lợi và tài sản của Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá, trong những năm qua, công tác thanh tra đã có sự chuyển biến khá tích cực và rõ nét, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật, quản lý Nhà nước ngày càng được củng cố. Qua thanh tra, phát hiện nhiều kẽ hở của pháp luật, xử lý kịp thời các sai phạm, giữ gìn và bảo vệ quyền, lợi ích của Nhà nước, nhân dân.
Định hướng công tác thanh tra trong thời gian tới, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị ngành thanh tra cần coi việc đảm bảo công lý, thực thi pháp luật là nguyên tắc hàng đầu; đảm bảo chính xác, đúng pháp luật trong mỗi kết luận thanh tra.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh cán bộ thanh tra vừa phải là tai mắt của Đảng, Nhà nước, vừa phải là người bạn của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân trong các hoạt động thanh tra; cương quyết xử lý những việc làm sai của các cấp, các ngành; giữ gìn niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước.
Thanh tra cũng là công cụ phòng, chống, ngăn ngừa tội phạm, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, nhất là các tội phạm về tham nhũng.
Theo báo cáo công tác do Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh trình bày tại buổi làm việc, từ đầu nhiệm kỳ đến nay (2011-2013), Thanh tra Chính phủ đã triển khai gần 30.000 cuộc thanh tra hành chính và hơn 430.000 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; phát hiện vi phạm hơn 102.000 tỷ đồng, gần 300.000ha đất; kiến nghị thu hồi 60.208 tỷ đồng và 14.752ha đất.
Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị xử lý kỷ luật gần 4.000 tập thể, hơn 7.000 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra 214 vụ, 281 người.
Trong công tác phòng, chống tham nhũng, ngành thanh tra đã phát hiện 319 vụ, 526 người có dấu hiệu tham nhũng với 726 tỷ đồng, 10ha đất; kiến nghị thu hồi 723 tỷ đồng; 6,3ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 23 tập thể, 294 cá nhân, xử lý trách nhiệm 52 người đứng đầu; chuyển cơ quan điều tra 126 vụ, 240 người.
Trong ba năm qua, Thanh tra Chính phủ đã giúp các cơ quan hành chính tiếp hơn 1,1 triệu lượt công dân; tiếp nhận hơn 360.000 đơn khiếu nại, tố cáo; giải quyết đạt 87%.
Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước, trả lại cho công dân gần 2.000 tỷ đồng và 886ha đất; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính 2.373 người, chuyển cơ quan điều tra 141 vụ, 400 người. Toàn ngành thanh tra đã giải quyết 475/528 vụ việc tồn đọng, kéo dài, đạt tỷ lệ 89,96%.
Đánh giá chung, kết quả thanh tra có chuyển biến tích cực, phát hiện, xử lý vi phạm nhiều hơn so với những năm trước. Tuy nhiên, thời gian xây dựng báo cáo và kết luận thanh tra còn kéo dài; số vụ việc chuyển cơ quan điều tra còn ít; tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản chưa cao; quản lý Nhà nước về thanh tra vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập, hiệu quả thanh tra trách nhiệm còn thấp.
Nguyên nhân chủ yếu là do: Chỉ đạo, điều hành công tác thanh tra có lúc còn thiếu quyết liệt; một số quy định của Luật thanh tra bất cập; trình độ năng lực của một số công chức thanh tra còn hạn chế.
Báo cáo của Thanh tra Chính phủ cũng cho thấy một số khó khăn, vướng mắc trong công tác thanh tra hiện nay như tính độc lập của cơ quan thanh tra trong quan hệ với Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp chưa rõ ràng; thẩm quyền của thủ trưởng cơ quan thanh tra trong chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra và xử lý kết quả sau thanh tra còn hạn chế.
Theo quy định của Luật Thanh tra, cơ quan thanh tra chỉ có quyền kiến nghị, đề xuất mà không có thẩm quyền quyết định xử lý nên gặp khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ.
Bên cạnh đó, việc thi hành kết luận, quyết định xử lý về thanh tra là một khâu rất quan trọng nhưng Luật thanh tra mới chỉ ở nguyên tắc, thiếu cơ sở pháp lý cụ thể cho việc tổ chức thực hiện./.
Quảng Ninh có thêm Phó Chủ tịch mới nhiệm kỳ 2011 - 2016  (31/03/2014)
Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương họp phiên thứ 15  (31/03/2014)
Việt Nam cùng 5 quốc gia diễn tập cứu hộ trên Biển Đông  (31/03/2014)
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc kết thúc chuyến thăm Singapore  (31/03/2014)
Đồng chí Đặng Xuân Thanh làm Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai  (31/03/2014)
Việt Nam - Nhật Bản đang khẩn trương làm rõ nghi án hối lộ  (30/03/2014)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên