“Hội thảo về nhà ở xã hội tại Việt Nam - Bài học từ kinh nghiệm thế giới”
00:14, ngày 13-03-2014
TCCSĐT – Đó là chủ đề hội thảo do Bộ Xây dựng phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tổ chức ngày 12-3-2014. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Víc-to-ri-a Qua-qua (Victoria KwaKwa) cùng đại diện các ban, ngành, tổ chức trong nước và quốc tế tham dự.
Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết, nhà ở là nhu cầu thiết yếu và là quyền cơ bản của con người. Cùng với y tế, giáo dục và nhà ở là những nhân tố để phát triển con người một cách toàn diện. Trong những năm qua, cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam đã luôn quan tâm đến lĩnh vực nhà ở, ban hành nhiều chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng và tổ chức thực hiện nhiều chương trình phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội dành cho người nghèo và đối tượng thu nhập thấp.
Năm 2011, Bộ Xây dựng trình Chính phủ và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược nhà ở quốc gia đến năm 2010 tầm nhìn 2030, trong đó có quan điểm hết sức quan trọng: phát triển nhà ở là trách nhiệm của Nhà nước, xã hội và người dân. Chiến lược cũng nêu rõ, phải hình thành 2 loại nhà ở: nhà ở thị trường - phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của người dân theo cơ chế thị trường và nhà ở xã hội - xác định rõ 8 nhóm đối tượng được mua nhà ở xã hội. Những loại nhà ở này rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước để người dân được mua nhà giá thấp hơn so với giá thị trường.
Bên cạnh đó, Nghị định số 188/2013/NĐ-CP ra ngày 20-11-2013 của Chính phủ “về phát triển và quản lý nhà ở xã hội” đã tạo nên hành lang pháp lý quan trọng để huy động các nguồn lực phát triển nhà ở xã hội và quy định cụ thể quyền và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, chủ thể tham gia phát triển nhà ở xã hội, cũng như những người được hưởng chính sách tiếp cận với nhà ở xã hội. Cùng với đó, Chính phủ đã có chính sách hết sức ưu đãi, dành gói tín dụng 30.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho người khó khăn về nhà ở, thu nhập trung bình và thấp không có điều kiện tiếp cận với nhà ở theo cơ chế thị trường,… được vay với lãi suất thấp. Thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ tích cực phối hợp với các ngân hàng và các cơ quan liên quan đề ra những giải pháp để tháo gỡ khó khăn, giải ngân nhanh gói tín dụng trên. Theo đó, Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Xây dựng cần phải tăng cung nhà ở xã hội; tiếp tục rà soát những thủ tục không cần thiết, làm cản trở, hạn chế sự tiếp cận của người dân với gói tín dụng trên.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho rằng, Ngân hàng Thế giới là tổ chức quốc tế có uy tín và được đánh giá là thành công nhất trong việc cung cấp tài trợ cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đồng thời đây cũng là tổ chức tích cực chia sẻ kinh nghiệm về phát triển đô thị, xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng, nhà ở cho người nghèo và các đối tượng thu nhập thấp đối với Việt Nam và các nước đang phát triển trên thế giới. Trong những năm qua, Bộ Xây dựng đã được Ngân hàng Thế giới hỗ trợ thực hiện nhiều chương trình, dự án liên quan, đặc biệt là lĩnh vực cải tạo và nâng cấp đô thị, cấp thoát nước, xử lý nước thải. Từ năm 2013, Ngân hàng Thế giới bắt đầu triển khai chương trình hỗ trợ kỹ thuật về phát triển nhà ở giá rẻ, để giải quyết chỗ ở cho các đối tượng chính sách xã hội…
Báo cáo Chương trình nhà ở xã hội và chính sách nhà ở tại Việt Nam, Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng Nguyễn Mạnh Hà cho biết: nhu cầu về nhà ở cho người thu nhập thấp hiện là 11,28 triệu mét vuông, tương đương 282.000 căn. Trong giai đoạn 2013 - 2015, nhu cầu tăng thêm 2,64 triệu mét vuông, tương đương 66.000 căn. Trong giai đoạn 2016 - 2020, nhu cầu tăng thêm 3,36 triệu mét vuông, tương đương 84.000 căn. Như vậy, tổng nhu cầu từ nay đến năm 2020 là khoảng 17,28 triệu mét vuông, tương đương 432.000 căn.
Hiện cả nước có hơn 3 triệu mét vuông sàn chung cư cũ được xây dựng từ trước năm 1991, với hơn 100.000 hộ dân đang sinh sống. Trong đó, riêng Hà Nội có khoảng 23 khu chung cư cũ từ 4 đến 5 tầng, với diện tích sàn khoảng 1 triệu mét vuông, với trên 30.000 hộ và 10 khu nhà ở thấp tầng. Thành phố Hồ Chí Minh có 6 khu chung cư tập trung và nhiều nhà chung cư lẻ nằm rải rác trong 12 quận nội thành. Tính riêng các khu chung cư cũ, bị hư hỏng nặng là hơn 0,4 triệu mét vuông với khoảng 10.000 hộ dân đang sinh sống. Tổng quỹ nhà ở toàn quốc khoảng 1.790 triệu mét vuông, trong đó, tại khu vực đô thị là gần 690 triệu mét vuông, trong khi đó, khu vực nông thôn là gần 1.100 triệu mét vuông…
Chia sẻ một số kinh nghiệm trong quản lý và quy hoạch nhà ở xã hội tại một số nước trên thế giới như Bra-xin, Ai Cập, Ma-rốc, ông S.N. Oa-ba (Sameh Naguib Wahba), Giám đốc Ban Phát triển đô thị, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, nhà ở xã hội được cấu thành bởi những yếu tố gồm: quy định phát triển, đất đai, tài chính phát triển, dịch vụ hạ tầng, công nghiệp xây dựng, tài chính cho người sử dụng cuối cùng… Bất kỳ mắt xích trong chuỗi yếu tố này yếu kém đều dẫn đến yếu kém trong việc phát triển nhà ở xã hội. Kinh nghiệm ở các nước làm tốt việc phát triển nhà ở xã hội là Nhà nước đưa ra được các khoản hỗ trợ tài chính cho người sử dụng cuối cùng; cung cấp được cho khoảng 50% cho những người có thu nhập thấp nhất các khoản tín dụng ưu đãi để thuê, mua nhà ở và quan trọng nhất là tăng cường khả năng tiếp cận đất đai cho doanh nghiệp và người dân tham gia phát triển nhà ở xã hội…
Ông Áp-hát Gia (Abhas Jha), Giám đốc Đô thị, Quản lý rủi ro thiên tai và giao thông, Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, Ngân hàng Thế giới bày tỏ quan điểm “Nhà ở xã hội: không chỉ là vấn đề nhà ở”, qua đó nhấn mạnh: nhà ở giá thấp cho người nghèo không chỉ ở chỗ giá rẻ, mà còn bảo đảm cho cư dân ở đó dễ dàng tiếp cận được với việc làm, dịch vụ và các hoạt động giải trí thông qua việc sử dụng hỗn hợp các mô hình khác nhau và sử dụng giao thông công cộng chất lượng cao…/.
Năm 2011, Bộ Xây dựng trình Chính phủ và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược nhà ở quốc gia đến năm 2010 tầm nhìn 2030, trong đó có quan điểm hết sức quan trọng: phát triển nhà ở là trách nhiệm của Nhà nước, xã hội và người dân. Chiến lược cũng nêu rõ, phải hình thành 2 loại nhà ở: nhà ở thị trường - phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của người dân theo cơ chế thị trường và nhà ở xã hội - xác định rõ 8 nhóm đối tượng được mua nhà ở xã hội. Những loại nhà ở này rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước để người dân được mua nhà giá thấp hơn so với giá thị trường.
Bên cạnh đó, Nghị định số 188/2013/NĐ-CP ra ngày 20-11-2013 của Chính phủ “về phát triển và quản lý nhà ở xã hội” đã tạo nên hành lang pháp lý quan trọng để huy động các nguồn lực phát triển nhà ở xã hội và quy định cụ thể quyền và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, chủ thể tham gia phát triển nhà ở xã hội, cũng như những người được hưởng chính sách tiếp cận với nhà ở xã hội. Cùng với đó, Chính phủ đã có chính sách hết sức ưu đãi, dành gói tín dụng 30.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho người khó khăn về nhà ở, thu nhập trung bình và thấp không có điều kiện tiếp cận với nhà ở theo cơ chế thị trường,… được vay với lãi suất thấp. Thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ tích cực phối hợp với các ngân hàng và các cơ quan liên quan đề ra những giải pháp để tháo gỡ khó khăn, giải ngân nhanh gói tín dụng trên. Theo đó, Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Xây dựng cần phải tăng cung nhà ở xã hội; tiếp tục rà soát những thủ tục không cần thiết, làm cản trở, hạn chế sự tiếp cận của người dân với gói tín dụng trên.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho rằng, Ngân hàng Thế giới là tổ chức quốc tế có uy tín và được đánh giá là thành công nhất trong việc cung cấp tài trợ cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đồng thời đây cũng là tổ chức tích cực chia sẻ kinh nghiệm về phát triển đô thị, xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng, nhà ở cho người nghèo và các đối tượng thu nhập thấp đối với Việt Nam và các nước đang phát triển trên thế giới. Trong những năm qua, Bộ Xây dựng đã được Ngân hàng Thế giới hỗ trợ thực hiện nhiều chương trình, dự án liên quan, đặc biệt là lĩnh vực cải tạo và nâng cấp đô thị, cấp thoát nước, xử lý nước thải. Từ năm 2013, Ngân hàng Thế giới bắt đầu triển khai chương trình hỗ trợ kỹ thuật về phát triển nhà ở giá rẻ, để giải quyết chỗ ở cho các đối tượng chính sách xã hội…
Báo cáo Chương trình nhà ở xã hội và chính sách nhà ở tại Việt Nam, Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng Nguyễn Mạnh Hà cho biết: nhu cầu về nhà ở cho người thu nhập thấp hiện là 11,28 triệu mét vuông, tương đương 282.000 căn. Trong giai đoạn 2013 - 2015, nhu cầu tăng thêm 2,64 triệu mét vuông, tương đương 66.000 căn. Trong giai đoạn 2016 - 2020, nhu cầu tăng thêm 3,36 triệu mét vuông, tương đương 84.000 căn. Như vậy, tổng nhu cầu từ nay đến năm 2020 là khoảng 17,28 triệu mét vuông, tương đương 432.000 căn.
Hiện cả nước có hơn 3 triệu mét vuông sàn chung cư cũ được xây dựng từ trước năm 1991, với hơn 100.000 hộ dân đang sinh sống. Trong đó, riêng Hà Nội có khoảng 23 khu chung cư cũ từ 4 đến 5 tầng, với diện tích sàn khoảng 1 triệu mét vuông, với trên 30.000 hộ và 10 khu nhà ở thấp tầng. Thành phố Hồ Chí Minh có 6 khu chung cư tập trung và nhiều nhà chung cư lẻ nằm rải rác trong 12 quận nội thành. Tính riêng các khu chung cư cũ, bị hư hỏng nặng là hơn 0,4 triệu mét vuông với khoảng 10.000 hộ dân đang sinh sống. Tổng quỹ nhà ở toàn quốc khoảng 1.790 triệu mét vuông, trong đó, tại khu vực đô thị là gần 690 triệu mét vuông, trong khi đó, khu vực nông thôn là gần 1.100 triệu mét vuông…
Chia sẻ một số kinh nghiệm trong quản lý và quy hoạch nhà ở xã hội tại một số nước trên thế giới như Bra-xin, Ai Cập, Ma-rốc, ông S.N. Oa-ba (Sameh Naguib Wahba), Giám đốc Ban Phát triển đô thị, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, nhà ở xã hội được cấu thành bởi những yếu tố gồm: quy định phát triển, đất đai, tài chính phát triển, dịch vụ hạ tầng, công nghiệp xây dựng, tài chính cho người sử dụng cuối cùng… Bất kỳ mắt xích trong chuỗi yếu tố này yếu kém đều dẫn đến yếu kém trong việc phát triển nhà ở xã hội. Kinh nghiệm ở các nước làm tốt việc phát triển nhà ở xã hội là Nhà nước đưa ra được các khoản hỗ trợ tài chính cho người sử dụng cuối cùng; cung cấp được cho khoảng 50% cho những người có thu nhập thấp nhất các khoản tín dụng ưu đãi để thuê, mua nhà ở và quan trọng nhất là tăng cường khả năng tiếp cận đất đai cho doanh nghiệp và người dân tham gia phát triển nhà ở xã hội…
Ông Áp-hát Gia (Abhas Jha), Giám đốc Đô thị, Quản lý rủi ro thiên tai và giao thông, Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, Ngân hàng Thế giới bày tỏ quan điểm “Nhà ở xã hội: không chỉ là vấn đề nhà ở”, qua đó nhấn mạnh: nhà ở giá thấp cho người nghèo không chỉ ở chỗ giá rẻ, mà còn bảo đảm cho cư dân ở đó dễ dàng tiếp cận được với việc làm, dịch vụ và các hoạt động giải trí thông qua việc sử dụng hỗn hợp các mô hình khác nhau và sử dụng giao thông công cộng chất lượng cao…/.
Quyết liệt trong kê khai tài sản, thu nhập  (13/03/2014)
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân: Lắng nghe, hỗ trợ dân xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu  (13/03/2014)
Rà soát tiêu chí nông thôn mới ở các địa phương  (12/03/2014)
Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự án Luật Căn cước công dân  (12/03/2014)
Phó Thủ tướng tiếp Chủ tịch Tập đoàn Kumho Asiana, Hàn Quốc  (12/03/2014)
“Công chứng viên có thể được hành nghề đến 65 tuổi”  (12/03/2014)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên