Học viện Tài chính: Cơ sở giáo dục - đào tạo hàng đầu về tài chính
Trải qua 50 năm, Học viện Tài chính đã đào tạo hơn 300 tiến sĩ, 2.200 thạc sĩ, 80.000 cử nhân kinh tế cho đất nước và các nước bạn Lào, Campuchia. Nhiều cựu sinh viên theo học tại Học viên đã và đang đảm nhiệm các chức vụ quan trọng của Đảng, Chính phủ và Quốc hội như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ và nhiều bộ trưởng, lãnh đạo các ngành…
Tại Học viện Tài chính, hàng trăm chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học đã được triển khai, nhiều đề tài có nội dung khoa học cao, là cơ sở quan trọng giúp Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành, địa phương hoạch định các chính sách kinh tế, tài chính phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đánh giá Học viện Tài chính là “cơ sở giáo dục, đào tạo đại học, sau đại học hàng đầu về lĩnh vực tài chính trong nước, có uy tín ở khu vực và thế giới”; bày tỏ vui mừng trước sự phát triển mạnh mẽ về số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ, giảng viên từ 50 giảng viên ở những ngày đầu thành lập lên gần 500 giảng viên và hàng trăm nghiên cứu viên và cán bộ quản lý…
Phó Thủ tướng đề nghị Học viện Tài chính quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo và chiến lược phát triển giáo dục đào tạo 2011 - 2020 để xây dựng các chương trình, mục tiêu cụ thể, có phương pháp giảng dạy hiện đại, đổi mới cơ chế quản lý tài chính, gắn đào tạo với nhu cầu nhân lực và sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế.
Bên cạnh nhiệm vụ giáo dục chuyên môn, Học viện cần quan tâm giáo dục đạo đức, nhân cách của học viên để sau này trở thành các cán bộ, nhân viên, công dân gương mẫu, có năng lực và trách nhiệm với ngành, nghề và xã hội.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị Học viện quan tâm chăm lo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đời sống của đội ngũ giảng viên để giữ vững “sự nghiệp trồng người” cao quý, đào tạo các thế hệ học viên giỏi cho đất nước.
Tại lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Học viện Tài chính (1963 - 2013), Nhà trường đã vinh dự đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh. Các cá nhân và tập thể cũng vinh dự nhận Huân chương Lao động do Chủ tịch nước trao tặng.
Ngoài ra, với những đóng góp của Học viện cho nước bạn Lào, Chủ tịch nước Cộng Hòa dân chủ nhân dân Lào cũng trao tặng Huân chương Itsala cho Học viện và Huân chương Lao động hạng 1, 2, 3 cho các tập thể và cá nhân của Học viện./.
Trường Đa Phúc cần phấn đấu đi đầu trong giáo dục đào tạo của Hà Nội  (17/11/2013)
Đoàn kết để cuộc sống tốt đẹp và đáng sống  (17/11/2013)
Tưng bừng lễ hội Ok - om - bok tại Trà Vinh  (17/11/2013)
Miền Trung tiếp tục các nỗ lực khắc phục hậu quả lũ lụt  (17/11/2013)
Mở rộng và làm sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ  (17/11/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên