Công điện về ngăn chặn các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng
TCCSĐT - Ngày 26-10, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Nguyễn Xuân Phúc đã có Công điện yêu cầu Trưởng ban An toàn giao thông các tỉnh và thành phố chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, ngăn chặn các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng. Cùng ngày, lần đầu tiên, những tiêu chí về văn hóa giao thông đường bộ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành tại Quyết định số 3500/QĐ-BVHTTDL.
Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương tăng cường lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự, thanh tra giao thông đẩy mạnh công tác tuần tra lưu động để phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông là nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông như: chạy quá tốc độ quy định, đi sai phần đường, làn đường, chở quá số người quy định (cả đường bộ và đường thủy), không đội mũ bảo hiểm khi đi môtô, xe gắn máy, sử dụng phương tiện không bảo đảm an toàn kỹ thuật để chở khách; tăng cường công tác quản lý hoạt động vận tải hành khách, tổ chức kiểm tra an toàn trước khi phương tiện xuất bến bảo đảm chỉ phương tiện đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật mới được chở khách.
Phó Thủ tướng chỉ đạo các tỉnh, thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, nhất là tuyên truyền giáo dục, kiểm tra, giám sát đối với đội ngũ lái xe khách, xe tải nặng, phương tiện thủy chở khách. Các doanh nghiệp vận tải, các cơ quan, đơn vị yêu cầu lái xe phải chấp hành đúng quy tắc giao thông khi đi trên các đoạn đường đèo, dốc nguy hiểm để phòng tránh tai nạn giao thông. Các địa phương phải thường kiểm tra công tác an toàn giao thông đường thủy, kiên quyết đình chỉ ngay phương tiện không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, phương tiện chở quá số người quy định hoặc người không đủ điều kiện quy định điều khiển phương tiện không đủ thiết bị cứu sinh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường có đường thủy tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động chở khách ở các bến đò ngang, các điểm du lịch để bảo đảm an toàn.
Cũng trong ngày 26-10, lần đầu tiên, những tiêu chí về văn hóa giao thông đường bộ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành tại Quyết định số 3500/QĐ-BVHTTDL. Những tiêu chí này được chia thành các nhóm đối tượng thực hiện khác nhau, ngắn gọn, dễ hiểu và dễ nhớ với hai phần chính: Các tiêu chí chung và tiêu chí riêng cho từng đối tượng và lĩnh vực cụ thể.
Các tiêu chí chung (gồm 9 tiêu chí) đã khái quát, đưa ra thông điệp chung về văn hóa giao thông đường bộ như t ự giác chấp hành pháp luật về giao thông; thực hiện nghiêm nhiệm vụ, tác phong chuẩn mực, văn minh; tôn trọng, nhường nhịn, giúp đỡ mọi người khi tham gia giao thông; có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông; đi đúng làn đường, phần đường quy định; không tham gia đua xe và cổ vũ đua xe trái phép; tuân thủ pháp luật khi xử lý và bị xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông; tạo dựng kết cấu hạ tầng giao thông chuẩn mực, an toàn; có ý thức văn hóa xây dựng môi trường giao thông thân thiện, an toàn .
Các tiêu chí cụ thể gồm 5 nhóm tiêu chí của 5 nhóm đối tượng, cụ thể hóa nội dung tiêu chí cho các đối tượng thực hiện. Đáng chú ý là những tiêu chí này cũng nêu ra những tiêu chí văn hóa giao thông đối với cả cán bộ công chức thi hành công vụ. Trong đó nhấn mạnh cơ quan quản lý nhà nước về giao thông phải thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ; xây dựng các văn bản quản lý, hướng dẫn về giao thông phù hợp với tình hình thực tiễn, có tính khả thi cao; tuân thủ các quy định của pháp luật trong quy hoạch và quản lý quy hoạch giao thông; xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông hợp lý, khoa học; giám định, cấp phép cho các phương tiện tham gia giao thông, vận tải phải bảo đảm các chỉ số kỹ thuật theo tiêu chuẩn Việt Nam; xây dựng hệ thống cấp cứu y tế, cứu hộ, cứu nạn chuẩn mực để xử lý các vụ tai nạn, sự cố giao thông. Những tiêu chí đặt ra đối với lực lượng chức năng làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông đó là tổ chức giao thông khoa học, hợp lý, thuận lợi cho người tham gia giao thông; thực thi, hướng dẫn, cưỡng chế, thi hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông nghiêm minh, chuẩn mực, lịch sự; ứng xử văn minh, không sách nhiễu, tiêu cực khi thi hành công vụ.
Trách nhiệm của người tham gia giao thông đã được quy định cụ thể trong quyết định này, theo đó người tham gia giao thông không được vi phạm và tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật, trật tự an toàn giao thông; chấp hành nghiêm túc hệ thống báo hiệu, đi đúng phần đường, làn đường; không sử dụng rượu, bia trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, không điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định; có thái độ hợp tác, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra tai nạn giao thông; có trách nhiệm phản ánh và lên án các hành vi tiêu cực; tích cực đề xuất các sáng kiến trong lĩnh vực giao thông.
Với những tiêu chí cụ thể, phù hợp với từng nhóm đối tượng và lĩnh vực liên quan sẽ là cơ sở để đánh giá về hoạt động của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giao thông đường bộ. Các tiêu chí này sẽ được điều chỉnh, bổ sung phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương trong từng giai đoạn./.
Hà Nội cơ bản không tăng biên chế từ nay đến 2016  (26/10/2013)
Chủ tịch nước gặp Đại biểu Quốc hội là doanh nhân  (26/10/2013)
Thông cáo số 4 kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII  (26/10/2013)
Nâng cao trách nhiệm tổ chức, cá nhân về phòng cháy, chữa cháy  (26/10/2013)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp các Đại sứ đến chào  (26/10/2013)
Kỷ niệm lần thứ 68 ngày thành lập Liên hợp quốc  (26/10/2013)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên