Ủy ban Thường vụ Quốc hội góp ý Luật phá sản sửa đổi
Sau gần 9 năm thực hiện, Luật phá sản đã tạo cơ sở pháp lý cho tòa án, các cơ quan hữu quan và các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tiến hành các thủ tục phá sản cho doanh nghiệp, hợp tác xã làm ăn kém hiệu quả, góp phần tăng cường kỷ cương trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Tuy nhiên, do nhiều quy định của Luật hiện hành chưa rõ ràng, khó thực hiện, nên số lượng các vụ phá sản do tòa án thụ lý chưa nhiều. Một số doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả nhưng không tiến hành phá sản được, hoặc chưa khuyến khích doanh nghiệp có phương án tái cơ cấu, phục hồi sản xuất kinh doanh.
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành sự cần thiết sửa đổi Luật phá sản như Tờ trình của Tòa án Nhân dân Tối cao, nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai cũng như điều chỉnh một số nội dung phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần làm lành mạnh nền kinh tế.
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Ksor Phước cho rằng, dự án Luật chưa giải quyết hài hòa, thỏa đáng lợi ích của người lao động và các chủ nợ khi doanh nghiệp phá sản. Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung thêm quy định đảm bảo khi tình huống phá sản xảy ra, người lao động và chủ nợ ít bị thiệt hại nhất.
Về đối tượng áp dụng, có ý kiến cho rằng, Luật phá sản (sửa đổi) nên áp dụng cho cả các đối tượng là cá nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh.
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện nhận thấy nếu mở rộng các đối tượng thuộc phạm vi áp dụng của Luật này thì khó khả thi, do hiện nay lực lượng cán bộ thuộc lĩnh vực này còn mỏng, dẫn đến việc quá tải cho ngành tòa án.
Đại biểu Nguyễn Văn Hiện và các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với dự thảo Luật quy định về đối tượng áp dụng chỉ là các doanh nghiệp, hợp tác xã.
Đối với cá nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh nếu mất khả năng thanh toán thì áp dụng thủ tục giải quyết các tranh chấp về dân sự, kinh tế đã được quy định tại pháp luật về dân sự, kinh tế và các quy định pháp luật khác.
Liên quan đến quy định về phá sản doanh nghiệp nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển nhất trí với dự thảo Luật và cho rằng không nên có sự phân biệt giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Điều này, góp phần hạn chế tình trạng đảo nợ, giấu nợ, bơm thêm vốn duy trì doanh nghiệp kém hiệu quả, phản ánh không trung thực thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước.
Điều 3 dự án Luật quy định: “Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn từ 200 triệu đồng Việt Nam trở lên trong thời gian ba tháng, kể từ ngày chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản”.
Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Trương Thị Mai băn khoăn liệu căn cứ, tiêu chí xác định doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản như trên có thực sự hợp lý. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho rằng, quy định như dự thảo Luật là thiếu tính khả thi; cơ quan soạn thảo không thể căn cứ vào số nợ cụ thể để xác định doanh nghiệp phá sản, bởi quy mô hoạt động của mỗi doanh nghiệp là hoàn toàn khác nhau.
Có doanh nghiệp vốn điều lệ chỉ vài chục, vài trăm triệu, nhưng cũng có doanh nghiệp có số vốn lên đến vài chục, vài trăm tỷ đồng. Qua đó, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cần làm rõ cơ sở xác định khi đưa ra các tiêu chí trên, nhất là hạn mức 200 triệu đồng.
Cùng quan điểm nêu trên, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng, dự án Luật định nghĩa phá sản quá đơn giản, thiếu tính thực tế. Theo đó, đại biểu Phùng Quốc Hiển cho rằng thay tiêu chí 200 triệu đồng, cơ quan soạn thảo nên quy định theo hướng “mất toàn bộ khả năng thanh toán”.
Đại biểu đề nghị ban soạn thảo cân nhắc, tiêu chí đánh giá doanh nghiệp phá sản nên căn cứ vào tổng số nợ đến hạn phải trả so với vốn sản xuất kinh doanh tự có của doanh nghiệp.
Về thẩm quyền của Tòa án giải quyết các thủ tục phá sản, đa số ý kiến tán thành quy định như Điều 10 của dự án Luật, giao cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho rằng, nếu giao hết cho Tòa án cấp tỉnh giải quyết thủ tục phá sản là không đúng hướng với cải cách tư pháp. Hiện nay, cấp huyện đã có thẩm phán trung cấp, thậm chí có cả thẩm phán cao cấp, hoàn toàn có khả năng giải quyết các thủ tục phá sản.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, bổ sung theo hướng quy định thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết thủ tục phá sản đối với hợp tác xã đăng ký kinh doanh tại huyện.
Cùng ý kiến trên, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, thiết kế cụ thể những đối tượng thuộc Tòa án cấp tỉnh giải quyết và những đối tượng thuộc Tòa án cấp huyện giải quyết.
Về quy định Quản tài viên, đa số ý kiến tán thành quy định Quản tài viên như dự án Luật, nhằm khắc phục hạn chế của Tổ quản lý, thanh lý tài sản trong Luật hiện hành.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng lưu ý để phát huy hiệu quả hoạt động của Quản tài viên trong điều kiện hiện nay, đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu quy định chi tiết, cụ thể tiêu chí lựa chọn, địa vị pháp lý, cơ chế giám sát, trách nhiệm pháp lý bảo đảm tính công bằng, minh bạch trong hoạt động của Quản tài viên.
Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Tòa án Nhân dân Tối cao là cơ quan soạn thảo dự án Luật tiếp thu ý kiến của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các vấn đề quan trọng còn nhiều ý kiến khác nhau của dự án Luật.
Trên cơ sở đó, cơ quan soạn thảo rút kinh nghiệm, rà soát lại các điều khoản, kịp thời thẩm tra, hoàn thiện hồ sơ, sớm gửi đến các đoàn đại biểu Quốc hội trước khi trình tại kỳ họp thứ 6./.
Thành phố Hồ Chí Minh rất coi trọng hợp tác với Cuba về tư pháp  (13/09/2013)
Thúc đẩy hợp tác lao động, đào tạo nghề Việt Nam - Angola  (13/09/2013)
Việt - Nhật tăng cường hợp tác về giao thông vận tải  (13/09/2013)
Ra mắt Nhóm nghị sỹ hữu nghị Mexico - Việt Nam  (13/09/2013)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay