Tọa đàm khoa học 70 năm tác phẩm “Nhật ký trong tù”
TCCSĐT - Ngày 06-9-2013, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Liên hiệp các hội văn học - nghệ thuật Việt Nam và các ban, ngành, đơn vị tổ chức Tọa đàm khoa học 70 năm tác phẩm "Nhật ký trong tù”của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đồng chủ trì Tọa đàm là các đồng chí: Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương; nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội văn học - nghệ thuật Việt Nam.
Phát biểu tại Tọa đàm, đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, Tọa đàm khoa học này thêm một lần nữa khẳng định giá trị to lớn về tư tưởng, nghệ thuật, tính nhân văn và sức sống lâu bền của tập thơ “Nhật ký trong tù”. Đây cũng là việc làm thể hiện tấm lòng biết ơn và kính yêu của chúng ta đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, một việc làm có ý nghĩa thiết thực khi các cấp các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị đang tích cực triển khai thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW, ngày 14-5-2011, của Bộ Chính trí trị khóa XI về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Đồng chí Đinh Thế Huynh đề nghị các nhà văn, nhà nghiên cứu tiếp tục làm rõ hơn hoàn cảnh đặc biệt ra đời tập thơ “Nhật ký trong tù”; những giá trị lớn lao về tư tưởng, nghệ thuật; ảnh hưởng lâu bền, sâu sắc của tác phẩm; làm thế nào để tiếp tục kế thừa, phát huy các giá trị và ảnh hưởng to lớn của tác phẩm “Nhật ký trong tù” trong việc giáo dục, cổ vũ mọi người hăng hái thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Qua đó, góp phần đấu tranh chống những quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch, xuyên tạc thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và tác phẩm “Nhật ký trong tù”.
“Nhật ký trong tù” là tập thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gồm 133 bài thơ viết bằng chữ Hán, theo thể tứ tuyệt được Bác sáng tác từ ngày 25-8-1942 đến ngày 19-9-1943) lúc Người bị bọn phản động giam giữ. Tập thơ gắn với mốc thời gian 25-8-1942, với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam Độc lập Đồng minh và Phái bộ quốc tế chống xâm lược, Bác từ Cao Bằng sang Trung Quốc để vận động quốc tế ủng hộ Cách mạng Việt Nam. Khi đến thị trấn Túc Vinh, huyện Tĩnh Tây, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), Người đã bị chính quyền địa phương của chính phủ Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ và bị giải qua nhiều nhà lao thuộc tỉnh Quảng Tây.
“Nhật ký trong tù” không chỉ có ý nghĩa văn chương sâu sắc, mà là tài sản vô giá trong di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam, đặc biệt từ khi tác phẩm được dịch ra tiếng Việt, phát hành rộng rãi năm 1960, lan tỏa và thấm sâu vào đời sống xã hội Việt Nam. Tác phẩm đã được các tầng lớp nhân dân cả nước đón đọc, trở thành giá trị tinh thần của mỗi người dân đất Việt, được đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Tác phẩm không chỉ được phổ biến rộng rãi trong nước mà còn được đánh giá cao và được giới thiệu bằng nhiều thứ tiếng trên thế giới như: Anh, A-rập, Bồ Đào Nha, Đức, Hàn Quốc, Mi-an-ma, Nga, Nhật Bản, Pháp,…
Là 1 trong 9 tác giả tham gia tham luận tại Tọa đàm, GS. Phong Lê cho rằng “Viết về mình trong tính chất một nhật ký - thơ ghi chuyện hằng ngày; và viết cho mình, “Nhật ký trong tù” có tất cả ưu thế để trở thành một chân dung tự họa, trung thực nhất và sâu sắc nhất của Hồ Chí Minh. Một tự họa không cần đến bất kỳ sự tô điểm nào, hoặc bất cứ sự che giấu nào; để lần lượt, từ bài này qua bài khác, Hồ Chí Minh hiện lên trong mắt ta trong rất nhiều tư thế: nhà cách mạng mất tự do, với khát vọng lớn nhất là được tự do; một tù nhân với muôn nỗi khổ; một nạn hữu với bao cảm thông với những người thấp bé; một hồn thơ gắn bó với thiên nhiên; một con người không trốn tránh những phút yếu lòng nhưng luôn luôn chiến thắng ngoại cảnh… Như vậy là có nhiều con người trong một con người qua cách biểu hiện ở 133 bài thơ. Nhưng nếu thu lại cho thật gọn thì chỉ còn hai con người - đó là một chiến sĩ cách mạng và một thi nhân với chất thép và chất thơ…”.
Nhà thơ Vũ Quần Phương lại đề cập đến tính chất gần đời của tập thơ bao gồm những gợi ý thiết thực về cách hành xử, cách giải quyết việc đời. Ông cho biết: “Khi “Nhật ký trong tù” được giới thiệu với bạn đọc châu Âu, nhiều độc giả bên đó tỏ ý nghi ngại: liệu đây có đúng là nhật ký không hay chỉ là hồi ký. Bởi trong lịch sử rất ít, hầu như không có nhân vật nổi tiếng công bố nhật ký, phơi bày phần hậu trường riêng tư rất ngày thường của mình ra thiên hạ… Nhưng rồi bạn đọc rộng rãi xác nhận tập thơ đúng là nhật ký bởi trong đó rất nhiều việc tầm thường, thậm chí thiếu thẩm mỹ theo quan niệm văn chương mỹ tự, đã được trung thực ghi lại như việc gãi ghẻ, việc ngồi trên hố xí…”.
Vài nhận xét về bút pháp của Hồ Chí Minh qua “Ngục trung nhật ký” là tiêu đề tham luận tại Tọa đàm của nhà thơ, nhà phê bình văn học Lê Thành Nghị. Theo ông, với nhà thơ Hồ Chí Minh, mọi đề tài, mọi chất liệu đều có thể bước vào trang thơ một cách tự nhiên. Một không gian chỉ còn là bốn bức tường nhà giam tối tăm và những cuộc di chuyển mệt mỏi từ nhà lao này qua nhà lao khác hay một chiếc gậy bị mất cắp trong tù, một chiếc răng bị rụng vì khổ cực quá, cảnh ghẻ lở, rận rệp trong tù, một người bạn tù bị chết cứng, cảnh chia nước trong tù… đều có thể được Người ghi lại một cách tự nhiên và chân thật bằng thơ. Không chỉ vậy, ngôn ngữ thơ của Người còn là ngôn ngữ chắt lọc và phóng khoáng của một nhà thơ chuyên nghiệp, cho thấy vốn chữ Hán ngữ vô cùng phong phú.
Đánh giá vẻ đẹp “Nhật ký trong tù” dưới ánh sáng sử thi, nhà văn Hoàng Quảng Uyên cho rằng “Nhật ký trong tù” hội tụ đủ tất cả các thành tố, phẩm chất cơ bản để tạo nên một tác phẩm sử thi, đó là sự kiện lịch sử, giai đoạn lịch sử mà nhân vật đang sống và can dự là có thật và rất đặc biệt, điển hình; nhân vật của sử thi rơi vào tình thế cực kỳ éo le, nguy hiểm, ranh giới giữa sự sống và cái chết vô cùng mỏng manh, tạo ra “hoàn cảnh điển hình” để “nhân vật” thi thố hết tài năng của mình; nhân vật sử thi phải có những phẩm cách của người anh hùng và có những hành động anh hùng để vượt lên trên hoàn cảnh để chiến thắng trở về; tác giả của tác phẩm đó phải có đủ tài, đủ tầm xây dựng nên một tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao. Nhà văn Hoàng Quảng Uyên khẳng định nghiên cứu, học tập “Nhật ký trong tù” là ta học tập những tinh hoa của một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng./.
Một số kết quả cơ bản của Đảng bộ Hà Nội sau một năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”  (06/09/2013)
Hà Nội 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII - Kết quả và những vấn đề đặt ra  (06/09/2013)
Thành công của hiện thực và hư cấu trong phim truyện cách mạng Việt Nam về Chủ tịch Hồ Chí Minh  (06/09/2013)
Mối quan hệ giữa hành chính công với quản lý công và liên hệ với thực tiễn cải cách hành chính ở Việt Nam  (06/09/2013)
Mối quan hệ giữa hành chính công với quản lý công và liên hệ với thực tiễn cải cách hành chính ở Việt Nam  (06/09/2013)
"Đầu tư của Nhật đã góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam"  (05/09/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên