Cần xây dựng cơ quan chuyên trách độc lập xử lý tội phạm về tham nhũng và chức vụ
Chiều 4-9-2013, trong khuôn khổ phiên họp toàn thể lần thứ 9, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã xem xét dự thảo báo cáo của Đoàn giám sát thuộc Ủy ban về việc “chấp hành pháp luật trong việc xử lý tội phạm về tham nhũng và chức vụ”.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện chủ trì buổi làm việc. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các cơ quan tư pháp Trung ương, Thanh tra Chính phủ và các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về tham nhũng.
Mục đích của Đoàn giám sát nhằm đánh giá cụ thể tình hình tham nhũng, công tác phát hiện và xử lý tội phạm tham nhũng, chức vụ; đồng thời làm rõ trách nhiệm của các cơ quan hữu quan trong nhiệm vụ này. Đoàn Giám sát đã tiến hành rà soát công tác chấp hành pháp luật trong việc xử lý tội phạm về tham nhũng và chức vụ tại 17 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, 2 quân khu, 1 quân đoàn; làm việc với các cơ quan tư pháp, các bộ, ngành trung ương để kiến nghị, làm rõ một số vấn đề về nội dung này.
Qua kết quả giám sát cho thấy, trong những năm qua, công tác phát hiện và xử lý tội phạm về tham nhũng, chức vụ đã được triển khai khá đồng bộ. Việc phát hiện và xử lý được tăng cường. Tuy nhiên, tình hình tham nhũng vẫn nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, xảy ra ở nhiều địa phương, nhiều lĩnh vực, gây bức xúc, bất bình trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Phương thức, thủ đoạn phạm tội tham nhũng thường rất tinh vi, lợi dụng sơ hở, bất cập trong cơ chế chính sách, công tác quản lý của Nhà nước để trục lợi, nhất là những lĩnh vực nhạy cảm như: Tín dụng, ngân hàng; quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản; đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp.
Việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng mặc dù đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện và có nhiều cố gắng, nhưng cho đến nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Đặc biệt, công tác phát hiện còn rất hạn chế. Qua giám sát cho thấy, việc xử lý kỷ luật hành chính có nhiều dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, có những vụ đủ căn cứ để khởi tố, xử lý hình sự nhưng vẫn xử lý hành chính. Việc xử lý hình sự thường bị kéo dài, trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhiều lần, không thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng về xác định tội danh, hình phạt. Việc đình chỉ bị can, miễn trách nhiệm hình sự còn nhiều bất cập. Số tài sản thất thoát bị thu hồi rất ít. Việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng chưa nghiêm minh.
Đoàn giám sát cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do thiếu sự chỉ đạo sát sao, thường xuyên của người đứng đầu, trách nhiệm công vụ của từng vị trí công tác không rõ; cơ chế để quy trách nhiệm khi có vi phạm, tham nhũng xảy ra chưa được củng cố và tăng cường; cơ chế xin - cho là kẽ hở để tham nhũng phát sinh và chậm được khắc phục.
Đánh giá kết quả giám sát, các thành viên của Ủy ban Tư pháp cùng bày tỏ trăn trở trước vấn nạn tham nhũng vẫn diễn ra phức tạp và ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong dư luận, quần chúng nhân dân tại nhiều địa phương trong cả nước.
Chưa đồng tình với hiệu quả công tác thanh tra, nhiều ý kiến tại buổi làm việc đề nghị cần xây dựng cơ chế giám sát việc thực hiện kết luận thanh tra, đảm bảo xử lý đến cùng vụ việc, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi có dấu hiệu tham nhũng. Xem xét lại hiệu quả các giải pháp phòng, chống, ngăn ngừa tham nhũng; xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, cụ thể trong việc xử lý tin báo tố giác tội phạm tham nhũng giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, thanh tra, khắc phục bất cập hiện nay.
Báo cáo giải trình tại phiên họp, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hải Phong thừa nhận trách nhiệm của ngành kiểm sát đối với những bất cập, tồn tại trong đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng. Ông Nguyễn Hải Phong chỉ rõ, việc tồn tại “khoảng trống” quyền lực trong giám sát xử lý hành vi vi phạm hành chính là một trong những nguyên nhân trọng yếu dẫn đến bỏ lọt tội phạm, nhất là tội phạm tham nhũng. Ông Phong kiến nghị cần nghiên cứu thành lập mới hoặc trao cho một cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng này.
Đây cũng chính là chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện Kiểm sát các cấp trước đây, nhưng từ năm 2002, Viện Kiểm sát đã không được giao nhiệm vụ này.
Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hải Phong cũng tán thành đề xuất của các đại biểu, thành viên Ủy ban Tư pháp về việc thành lập một cơ quan chuyên trách, độc lập về điều tra, xử lý tội phạm tham nhũng và chức vụ, không chịu sự tác động, can thiệp trong công việc để bảo đảm công tác phòng, chống tội phạm tham nhũng đạt hiệu quả cao.
Ngành kiểm sát cũng kiến nghị cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo xây dựng, làm rõ cơ chế phối hợp giữa Ủy ban Kiểm tra Đảng và Ban Nội chính các cấp với Cơ quan điều tra, Kiểm sát, Tòa án, Thanh tra và Kiểm toán Nhà nước, để nâng cao chất lượng phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi, tội phạm tham nhũng./.
Thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường trong tình hình mới  (04/09/2013)
Dự án VNREDSat-1 đã đánh dấu mốc Việt Nam trong không gian  (04/09/2013)
Nga sẽ không dẫn độ Edward Snowden vì không có hiệp định dẫn độ với Mỹ  (04/09/2013)
Phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác quặng titan  (04/09/2013)
Chăm lo thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội  (04/09/2013)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ khai giảng năm học mới tại các địa phương  (04/09/2013)
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên