Loài người đẩy khí hậu trái đất tới bờ vực nguy hiểm
Một nhóm nhà khoa học của Liên hợp quốc ngày 2-9 cảnh báo rằng loài người đã đẩy hệ thống khí hậu trái đất tới bờ vực nguy hiểm và hiện còn rất ít thời gian để hành động.
Tại lễ kỷ niệm 20 năm thành lập tổ chức môi trường Green Cross International, Chủ tịch Ủy ban Liên Chính phủ về thay đổi khí hậu (IPCC) Rajendra Pachauri cho rằng con người ngày nay có đủ kiến thức để hiểu được hậu quả của những gì đã làm với hành tinh này. Tuy nhiên, con người lại hoàn toàn thờ ơ và bàng quan với trách nhiệm của chính mình.
Ông Pachauri cho rằng nhân loại có thể tận dụng những món quà thiên nhiên ban tặng, nhưng việc lấy đi của tự nhiên luôn phải trả lại theo một cách nào đó. Ông bày tỏ ý kiến cho rằng con người không thể tách biệt với những gì đang xảy ra trên hành tinh vì chúng sẽ tác động đến tất cả chúng ta theo cách này hay cách khác.
Ngày 27-9, IPCC sẽ phát hành tập đầu tiên trong Báo cáo đánh giá thứ năm của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. Cuốn sách này sẽ đánh giá những luận chứng khoa học về biến đổi khí hậu, tập trung phân tích những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và đề ra những giải pháp đối phó với tình trạng này.
Theo các chuyên gia khí hậu Liên hợp quốc, các hoạt động của con người là tác nhân chính gây ra biến đổi khí hậu và theo dự báo, mực nước biển trên trái đất sẽ tăng 90cm vào cuối thế kỷ này.
Trong những báo cáo trước đó, IPCC đã cảnh báo về tình trạng nóng lên của Trái Đất có thể khiến nhiều loài sinh vật tuyệt chủng, làm gia tăng các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như hạn hán, lũ lụt, sóng nhiệt, ảnh hưởng tới an ninh lương thực và nước sinh hoạt cho hàng triệu người dân trên thế giới.
Theo các chuyên gia của Liên hợp quốc, việc kiểm soát khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính vẫn có thể thực hiện được nếu các quốc gia, bao gồm các nước đang phát triển, xem xét lại đường lối tăng trưởng kinh tế. Điều này có thể góp phần thúc đẩy an ninh năng lượng, giảm ô nhiễm và tăng cường sức khỏe cho người dân cũng như tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới./.
Công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ đợt 2 năm 2013  (03/09/2013)
Thủ tướng Ti-mo Lét-xtê bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam  (03/09/2013)
Lãnh đạo các nước gửi Điện mừng Quốc khánh nước ta  (03/09/2013)
Tăng cường thanh tra, kiểm tra bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết Trung thu 2013  (03/09/2013)
Đổi mới chính quyền địa phương nên tập trung vào đơn vị hành chính cơ sở  (03/09/2013)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay